Hình thức chuyển phát nhanh đã có từ rất lâu, tạo điều kiện cho con người có thể gửi đi những lá thư hay những món đồ cần thiết cho người thân, bạn bè mà không cần phải đích thân đem đến cho người đó nữa. Xong, cũng có những câu chuyện dở khóc dở cười về những món đồ gửi nhầm, hoặc những món đồ siêu dị, không ai nghĩ rằng chúng lại có thể được vận chuyển thông qua dịch vụ chuyển phát thông thường.
Bệnh dịch
Phần đông người ở Mỹ đã phản đối các hành động gửi mẫu dịch bệnh tới ban Y tế quốc gia để nghiên cứu bằng dịch vụ chuyển phát thông thường, bởi đây là điều cực kỳ nguy hiểm. Nhiều loại dịch bệnh gây hại lớn cho cộng đồng như bệnh đậu mùa, bệnh phát ban đỏ đã từng được vận chuyển thông qua đường chuyển phát.
Những nhân viên y tế được huấn luyện để trông coi mẫu bệnh, đảm bảo không bị nhiễm bệnh và lây bệnh cho bất kỳ ai. Tuy nhiên, mặc cho sự phản đối từ cộng đồng, các bác sĩ vẫn tiếp tục gửi những mẫu dịch bệnh thông qua đường chuyển phát thông thường, sự việc này đã được người đứng đầu bưu điện New York xác nhận vào năm 1895.
Máy bay không người lái
Một cậu sinh viên đã đặt hàng online một chiếc ghế tập tạ cho gia đình, nhưng khi bưu phẩm được chuyển đến, cái mà cậu nhận được không phải là ghế tập tạ mà là một chiếc máy bay không người lái với đầy đủ chi tiết bộ phận được sử dụng bởi Cơ quan Khí quyển Đại dương Quốc gia, và với một ghi chú rằng đây là thiết bị thuộc về Chính phủ liên bang Hoa Kỳ.
Thật khó hiểu với một thiết bị mang tính khoa học, quân sự của một quốc gia lại có thể gửi nhầm cho một công dân nước đó, và càng khó hiểu hơn là họ lại chọn dịch vụ bưu chính thông thường để ký gửi, thay vì một phương tiện nào đó đảm bảo tính bảo mật hơn.
Con người
Dù việc ký gửi người qua đường bưu điện là hành vi trái pháp luật xong nhiều phụ huynh lại lựa chọn đường vận chuyển này để gửi con cái họ đi một quãng đường dài và xa mà không tốn quá nhiều chi phí.
Đã có một trường hợp được ghi nhận như thế ở Mỹ. Người ta phát hiện ra một bà mẹ cố gắng đưa con trai của mình là May Pierstoff, 5 tuổi về vì cậu bé quá nhớ nhà. Bố mẹ của cậu nhận thấy rằng nếu đưa cậu về nhà bà nội qua đường chuyển phát sẽ tiết kiệm hơn là mua vé tàu.
Nô lệ
Henry Brown từng là một nô lệ, ông ta đã bỏ trốn bằng đường chuyển phát bằng cách chui vào trong một cái thùng lớn chứa thức ăn và nước uống đảm bảo cho ông không bị chết đói trong quá trình tẩu thoát đến Philadelphia, để gặp những người theo chủ nghĩa bãi nô. Hành trình đến đích của ông trải dài 27 tiếng đồng hồ trong thùng chứa chật hẹp. Khi bước ra khỏi thùng chứa, ông ta thoát khỏi cảnh nô lệ và sống trong tự do sau nhiều năm bị bóc lột.
Hà Trang