Không uống rượu bia nhưng thổi có nồng độ cồn, làm sao để chứng minh?

Không uống rượu bia nhưng thổi có nồng độ cồn, làm sao để chứng minh?

Ngạc Kim Giang

Ngạc Kim Giang

Thứ 2, 18/12/2023 10:50

Nhiều tài xế băn khoăn trong trường hợp không uống rượu bia nhưng khi cảnh sát kiểm tra vẫn có nồng độ cồn thì làm thế nào để bảo vệ quyền lợi bản thân.

Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2020 đã quy định hành vi cấm “Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”. Do đó, người điều khiển phương tiện giao thông khi có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở là vi phạm quy định tại Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ.

Tuy nhiên, thực tế cũng phát sinh một số tình huống bất cập khi có những trường hợp không uống rượu, bia mà máy đo vẫn hiển thị thông số nồng độ cồn. Ví dụ như các trường hợp có thể ngậm cồn y tế hoặc thuốc giảm đau điều trị đau răng. Khi chúng ta ăn một số loại trái cây, nước ép trái cây lên men cũng có thể có nồng độ cồn. Vì vậy nhiều người băn khoăn trong trường hợp không uống rượu, bia nhưng khi cảnh sát kiểm tra vẫn có nồng độ cồn thì phải làm thế nào?

Về vấn đề này, nếu đúng là không uống rượu, bia mà kết quả vẫn báo là vi phạm nồng độ cồn thì người dân có thể yêu cầu cảnh sát giao thông đưa đi xét nghiệm máu tại cơ sở y tế gần nhất sẽ có kết quả chính xác. Việc sử dụng thuốc hay đồ uống, thức ăn chắc chắn sẽ không đủ để lên nồng độ cồn khi kiểm tra máu.

Căn cứ Điều 3 Thông tư liên tịch 26/2014/TTLT-BYT-BCA quy định về những trường hợp xét nghiệm nồng độ cồn trong máu như sau:

1. Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gây tai nạn hoặc bị tai nạn giao thông được sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân (sau đây viết tắt là cán bộ Công an) đang làm nhiệm vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn trong máu.

2. Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có liên quan đến vụ tai nạn giao thông được cán bộ Công an đang làm nhiệm vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn trong máu.

3. Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có dấu hiệu sử dụng chất có cồn được cán bộ Công an đang làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn trong máu.

4. Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ bị tai nạn giao thông được đưa đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải được bác sĩ chỉ định xét nghiệm nồng độ cồn trong máu.

Bên cạnh đó, Điều 4 Thông tư liên tịch 26/2014/TTLT-BYT-BCA quy định cơ sở y tế được xét nghiệm nồng độ cồn trong máu của người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ khi đủ các điều kiện sau đây:

Có khoa xét nghiệm hoặc phòng xét nghiệm hoặc bộ phận xét nghiệm đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt danh mục kỹ thuật định lượng nồng độ cồn trong máu.

Có máy sinh hóa xét nghiệm nồng độ cồn trong máu, thiết bị bảo quản và lưu mẫu máu xét nghiệm.

Có cán bộ xét nghiệm đã có văn bằng đào tạo hoặc giấy chứng nhận về chuyên ngành xét nghiệm, nắm vững được quy trình xét nghiệm định lượng nồng độ cồn trong máu.

Như vậy, nếu không sử dụng rượu bia nhưng khi thổi máy vẫn báo nồng độ cồn thì người điều khiển phương tiện giao thông có thể yêu cầu được đến các cơ sở y tế đủ điều kiện để xét nghiệm nồng độ cồn trong máu.

Sau khi thực hiện xét nghiệm nồng độ cồn trong máu tại các cơ sở y tế, nếu kết quả xét nghiệm thể hiện không có vi phạm về nồng độ cồn thì người tham gia giao thông sẽ không bị lập biên bản vi phạm.

Minh Hoa (t/h)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.