Khúc giao hưởng nhẹ nhàng ở nơi thường đối diện với lằn ranh sinh tử

Khúc giao hưởng nhẹ nhàng ở nơi thường đối diện với lằn ranh sinh tử

Lê Công Thành

Lê Công Thành

Chủ nhật, 29/09/2019 14:43

Bệnh viện – nơi chẳng ai muốn phải đến. Ở nơi đó là đủ cung bậc cảm xúc, có người phải đối diện với lằn ranh sinh tử, có người sống trong lo lắng khi ngồi chờ kết quả xét nghiệm, có người cái cảm giác sợ hãi luôn bủa vây… Giữa không khí ấy, một bản giao hưởng piano cất nhẹ, thật ý nghĩa biết nhường nào.

image

Bác sỹ Wagner, nhà tâm lí trị liệu người Pháp đã nói: "Âm nhạc bắt đầu ở nơi mà khả năng của những lời nói chấm dứt". Chính vì vậy, âm nhạc đã trở thành một nét đẹp văn minh và nhân ái tại Bệnh viện Quốc tế Trung ương Huế. Giữa tiền sảnh bệnh viện này, từ lâu đã để sẵn một cây đàn piano để một cô gái và thi thoảng ai biết đàn có thể ngồi xuống đánh lên những khúc giao hưởng nhẹ nhàng, vui tươi xua tan đi bao nỗi lo lắng, bồn chồn của bệnh nhân, người thân đến chăm nuôi.

Bản giao hưởng nhẹ nhàng cất lên giữa nơi nhiều người đối diện với lằn ranh sinh tử

 VIDEO: BẢN GIAO HƯỞNG NHẸ NHÀNG CẤT LÊN GIỮA NƠI THƯỜNG ĐỐI DIỆN VỚI LẰN RANH SINH TỬ

Và hình ảnh cô gái có cái tên Aya Muranushi - mang hai dòng máu Việt - Nhật với mái tóc dài óng mượt, nụ cười hiền, bàn tay lướt trên những phím đàn piano ở đây đã trở thành quen thuộc với nhiều người.

Sức khỏe - Khúc giao hưởng nhẹ nhàng ở nơi thường đối diện với lằn ranh sinh tử

Hình ảnh này đã trở thành quen thuộc với nhiều bệnh nhân đến thăm khám tại BV Quốc tế Trung ương Huế.

Aya vừa là một nhân viên chăm sóc khách hàng, lo việc tiếp đón, hướng dẫn bệnh nhân đến khám chữa bệnh của bệnh viện. Tranh thủ những lúc rảnh rỗi, Aya lại ngồi bên cây đàn để đem âm nhạc đến phục vụ bệnh nhân. 

Trong lúc chờ đợi kết quả xét nghiệm, nhiều bệnh nhân tìm được sự thư giãn, giảm sốt ruột, mệt mỏi bên tiếng đàn của cô gái xinh xắn này. Có những bệnh nhân nội trú đã trở thành thính giả trung thành của Aya.

 Em Trần Phúc, quê ở Quảng Trị, đang điều trị dài ngày tại khoa Nội chia sẻ, mỗi ngày, ngoài giờ tiêm truyền thuốc, em đều xuống đặt ghế thật sát bên cây piano để được cùng cất tiếng hát với chị Aya.

“Có hôm, hẹn mà không xuống tiền sảnh nghe đàn được, Phúc còn nhờ tôi xuống quay clip chị Aya chơi đàn để xem”, bố của Phúc nói.

Không chỉ vậy, các bệnh nhân người nước ngoài cũng rất ngỡ ngàng và đánh giá cao sự hiện diện của cô gái dễ thương với tiếng đàn du dương và giọng hát rất hồn nhiên.

Mỗi khi có bệnh nhân ngưỡng mộ, Aya không ngần ngại đàn và hát tặng các bản nhạc theo yêu cầu, thậm chí hòa chung tiếng hát rất vui vẻ.

 Nhiều người là bác sỹ, bệnh nhân hay người nhà bệnh nhân, còn xin phép biểu diễn vài bản piano để góp vui, phục vụ bà con, tạo nên một không khí giao lưu ấm áp, thân thương.

“Ý tưởng mang âm nhạc đến bệnh viện, tuy không mới, nhưng đã được thực hiện rất thành công tại Bệnh viện Quốc tế Trung ương Huế. Trong thời gian tới, tiếp nối thành công này, Ban lãnh đạo Bệnh viện Trung ương Huế dự kiến sẽ đặt thêm 1 điểm phục vụ âm nhạc khác trong Bệnh viện. Mong rằng những tiếng hát, lời ca sẽ luôn là một liệu pháp tinh thần, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc y tế toàn diện tại Bệnh viện Trung ương Huế, với bề dày 125 năm hình thành và phát triển”, Bác sỹ CKII Hoàng Thị Lan Hương, Phó Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế chia sẻ.

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.