Sản lượng ở Ấn Độ chỉ được 80-85% sản lượng thông thường
Maruti Suzuki tiếp tục cảm thấy áp lực của việc thiếu chất bán dẫn khi tiếp tục việc sản xuất các dòng xe chở khách của hãng. Tương tự như tình hình trong tháng 11, nhà sản xuất ô tô dự kiến sản lượng sẽ nằm trong khu vực Ấn Độ là 80-85% sản lượng thông thường.
Nhà sản xuất ô tô đã chính thức xác nhận rằng hoạt động sản xuất của họ vào tháng 12 sẽ bị ảnh hưởng, mặc dù ở mức độ thấp hơn so với giai đoạn tháng 8-9.
“Do hạn chế về nguồn cung các linh kiện điện tử, cụ thể là tình hình thiếu hụt chất bán dẫn, công ty dự kiến sẽ có tác động tiêu cực đến sản lượng xe trong tháng 12 ở cả Haryana và công ty sản xuất theo hợp đồng của nó"- Suzuki Motor Gujarat Private Limited (SMG) ở Gujarat cho biết trong một tuyên bố.
“Mặc dù tình hình khá năng động, nhưng hiện tại người ta ước tính rằng tổng sản lượng xe sản xuất ở cả hai địa điểm có thể vào khoảng 80 đến 85% sản lượng thông thường”- ông cho hay.
Hiện tại, hai nhà máy của Maruti tại Gurugram và Manesar ở Haryana có tổng công suất sản xuất là 15.800.000 chiếc, trong khi nhà máy Suzuki Motor Gujarat có công suất 5.000.000 chiếc. Như vậy, ở cả hai nhà máy, con số này lên đến hơn 2 triệu chiếc mỗi năm (20.800.000).
Trong khi đó quý 2 năm tài chính 2021 (từ tháng 7 đến tháng 9 năm 2021), nhà sản xuất ô tô này không thể sản xuất ước tính 1,16 tỉ xe do tình trạng thiếu hụt các linh kiện điện tử tương tự. Do đó, sản lượng của hãng xe này trong tháng 9 đã giảm gần 60% và xảy ra vào thời điểm mùa lễ hội khiến ảnh hưởng đến việc cung cấp cho các showroom trên toàn quốc.
Số lượng xe ô tô ở Hàn Quốc giảm 15%
Năm nhà sản xuất ô tô của nước này gồm Hyundai Motor Co., Kia Corp., GM Korea Co., Renault Samsung Motors Corp. và SsangYong Motor Co đã bán được tổng cộng 573.758 xe trong tháng 11/2021, giảm so với mức 674.725 xe cùng kỳ năm trước, theo số liệu bán hàng từ các công ty.
Số liệu cũng cho thấy doanh số ô tô trong nước của năm nhà sản xuất này trong tháng 11/2021 đã giảm 14% xuống 123.136 xe, thấp hơn so với mức 143.591 xe trước đó.
Trong khi đó, doanh số bán xe ở nước ngoài giảm 15% xuống 450.622 xe, thấp hơn so với mức 531.134 chiếc trước đó.
Nguồn cung xe bị gián đoạn trong bối cảnh thiếu chip và các ca lây nhiễm Covid-19 lan rộng đã ảnh hưởng đến kết quả bán hàng hàng tháng của các nhà sản xuất ô tô.
Trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 11/2021, tổng doanh số bán xe của các nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc đã tăng 4,1% lên 6,54 triệu chiếc, cao hơn so với mức 6,28 triệu chiếc cùng kỳ năm trước.
Cũng trong thời gian này doanh số bán xe trong nước của các hãng đã giảm 12% xuống 1,3 triệu xe, thấp hơn so với mức 1,47 triệu xe cùng kỳ năm trước, trong khi doanh số ô tô của họ ở nước ngoài tăng 8,9% lên 5,24 triệu xe, cao hơn so với mức 4,81 triệu xe trước đó.
Khủng hoảng chip sẽ kéo dài đến năm 2023
Nhà đầu tư Paul Meeks cảnh báo, tình trạng thiếu hụt chất bán dẫn trên toàn cầu có thể kéo dài vài năm, thay vì vài tháng như kỳ vọng.
"Đó có thể là một vấn đề kéo dài đến năm 2023", ông Paul Meeks - Giám đốc danh mục đầu tư của Independent Solutions Wealth Management - nói với CNBC. Theo ông, Phố Wall đang đánh giá thấp tình trạng thiếu hụt chất bán dẫn trên toàn cầu.
"Một số công ty sẽ không thể giao hàng và đạt doanh thu đáng thất vọng", vị Giám đốc cảnh báo. Bắt đầu vào cuối năm 2020, tình trạng thiếu chip đã diễn ra từ ngành công nghiệp ôtô đến máy tính.
Theo CNBC, tình trạng thiếu hụt chip ảnh hưởng đến ngành công nghiệp ôtô nhiều hơn bất cứ ngành nào khác. Các dây chuyền lắp ráp đã dừng hoạt động. Nhiều ôtô được xuất xưởng mà thiếu những tính năng phụ thuộc vào chất bán dẫn.
Trên thực tế, tất cả ôtô hiện đại đều phụ thuộc vào nhiều loại chip máy tính. Những con chip đó cũng được sử dụng trong điện thoại di động, thiết bị gia dụng, TV, máy tính xách tay và nhiều mặt hàng khác. Tất cả đều chứng kiến nhu cầu tăng vọt.
Ông Thomas Schafer - Giám đốc điều hành của Skoda - cũng cảnh báo rằng tình trạng thiếu hụt cơ bản có thể kéo dài sang năm 2022.
Trong khi đó, ông Meeks tại Independent Solutions Wealth Management nhấn mạnh rằng các vấn đề đang ngày càng nghiêm trọng trong mùa mua sắm cao điểm cuối năm sắm tới. Nhiều người tiêu dùng có thể thất vọng vì không thể kịp mua hàng.
"Điều này cũng sẽ giáng đòn vào các nhà cung cấp của mặt hàng mùa Giáng sinh", ông cảnh báo.
Hương Anh (tổng hợp)