Kiểm soát tín dụng vào lĩnh vực có nợ xấu cao như bất động sản, BOT giao thông

Nguyễn Thu Huyền
Thứ 3, 24/05/2022 | 11:35
0
Đến hết ngày 15/8/2022, toàn bộ cơ chế về xử lý nợ xấu theo Nghị quyết số 42 sẽ không được áp dụng, tuy nhiên tỉ lệ nợ xấu nội bảng, nợ bán cho VAMC vẫn ở mức cao.

Sáng 24/5, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ báo cáo trước Quốc hội về tổng kết và đề xuất việc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42 về thí điểm xử lý nợ xấu

Nợ xấu vẫn ở mức cao

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, kinh tế thế giới giai đoạn 2021-2025 được dự báo diễn biến khó lường, lạm phát gia tăng, xung đột Nga – Ukraine. Trong khi đó, đại dịch Covid-19 vẫn còn ảnh hưởng và tác động tới kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam, nhiều doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn, không trả được nợ ngân hàng, bởi vậy nợ xấu có xu hướng tăng trong thời gian tới.

Đến 31/12/2021, trường hợp đánh giá một cách thận trọng, tỉ lệ nợ xấu nội bảng, nợ bán cho VAMC và các khoản nợ tiềm ẩn thành nợ xấu ở mức cao là 6,31%. Nợ xấu chưa xử lý theo Nghị quyết số 42 đến 31/12/2021 vẫn ở mức cao là 412.700 tỷ đồng. Xử lý nợ xấu theo hình thức khách hàng tự trả nợ giảm do dịch Covid-19 tác động đến tình hình tài chính của khách hàng.

Tiêu điểm - Kiểm soát tín dụng vào lĩnh vực có nợ xấu cao như bất động sản, BOT giao thông

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng.

Theo quy định, đến hết ngày 15/8/2022, toàn bộ cơ chế về xử lý nợ xấu theo Nghị quyết số 42 sẽ không được áp dụng. Việc xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

Việc này sẽ làm kéo dài quá trình xử lý nợ xấu, không khuyến khích, huy động được các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia công tác xử lý nợ xấu và cơ cấu lại các tổ chức tín dụng.

“Nghị quyết số 42 là chính sách đúng đắn, kịp thời của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, giúp xử lý nợ xấu hiệu quả hơn. Do đó, việc duy trì cơ chế, chính sách tại Nghị quyết số 42 và tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý về xử lý nợ xấu là rất cần thiết”, bà Hồng nói.

Từ thực trạng trên, Chính phủ đề xuất Quốc hội, thông qua việc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42 đến ngày 31/12/2023; cùng với đó, đưa nội dung này vào Nghị quyết chung của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV.

Kiểm soát chặt dòng vốn vào tài sản tiềm ẩn rủi ro cao

Đánh giá cao những kết quả trong xử lý nợ xấu với nhiều hình thức đa dạng, ông Nguyễn Hồng Thanh - Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, các chính sách xử lý nợ xấu cần được tiếp tục duy trì, nhất là khi kết quả xử lý nợ xấu chưa thực sự vững chắc, nền kinh tế vẫn tiềm ẩn rủi ro.

Đáng chú ý, một số biện pháp áp dụng theo Nghị quyết số 42 chưa phát huy hiệu quả, như áp dụng thủ tục rút gọn tại Tòa án....

“Đối với nợ xấu nói chung, xử lý bằng dự phòng rủi ro còn chiếm tỉ lệ cao; một số lĩnh vực có số nợ xấu chiếm tỉ trọng cao so với nợ xấu của toàn hệ thống như: bất động sản (chiếm 18,4%); cho vay tiêu dùng (chiếm 25,8%); BOT, BT giao thông (3,92%)...”, ông Thanh nhấn mạnh.

Theo đó, Uỷ ban Kinh tế đề nghị phân tích rõ hơn nguyên nhân dẫn đến số nợ xấu được xác định theo Nghị quyết số 42 đến nay còn ở mức khá cao và có xu hướng gia tăng; các giải pháp đã triển khai thực hiện để nhận diện cũng như kiểm soát rủi ro đối với các khoản cho vay, nhất là các khoản thuộc các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao.

Tiêu điểm - Kiểm soát tín dụng vào lĩnh vực có nợ xấu cao như bất động sản, BOT giao thông (Hình 2).

Ông Nguyễn Hồng Thanh - Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.

Ông Thanh nhấn mạnh, đa số ý kiến trong Uỷ ban Kinh tế thống nhất với sự cần thiết kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết số 42. Kết quả thí điểm xử lý nợ xấu trong thời gian qua đã chứng minh các chính sách, pháp luật về xử lý nợ xấu phát huy hiệu quả tích cực, giúp khơi thông dòng vốn, đưa dòng vốn luân chuyển vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế.

Các chính sách xử lý nợ xấu cần được tiếp tục duy trì, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và những bất ổn chính trị trên thế giới sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, nợ xấu của các tổ chức tín dụng có khả năng tiếp tục tăng trong thời gian tới, nguy cơ làm mất đi những thành quả đã đạt được.

Bên cạnh đó, trường hợp Nghị quyết số 42 hết hiệu lực, không được kéo dài có thể dẫn tới khó khăn trong xử lý nợ xấu. Việc kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết sẽ tiếp tục phát huy hiệu quả của các chính sách hiện hành, nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu; hỗ trợ doanh nghiệp và người dân…

Một số ý kiến cũng đề nghị sửa đổi một số nội dung trong nghị quyết như mở rộng phạm vi của khoản nợ xấu; bổ sung đối tượng là công ty mua bán nợ được áp dụng các biện pháp xử lý nợ xấu như VAMC; bổ sung phạm vi áp dụng thủ tục rút gọn đối với tranh chấp hợp đồng tín dụng hoặc hoàn trả tài sản đảm bảo là tang vật của vụ việc vi phạm hành chính....

Cần 10.000 tỷ để hoàn thành 171km còn lại của đường Hồ Chí Minh

Thứ 3, 24/05/2022 | 09:25
Giai đoạn 2017-2021, việc triển khai dự án đường Hồ Chí Minh chỉ đạt khoảng 8% tổng khối lượng, chậm gần 2 năm so với yêu cầu hoàn thành các dự án thành phần.

Giá xăng tăng phi mã, giảm thuế BVMT mang lại hiệu quả không đáng kể

Thứ 2, 23/05/2022 | 18:10
Giá xăng đã tăng vượt ngưỡng 30.000 đồng/lít dù đã áp mức giảm thuế BVMT, Quỹ BOG nhưng hiệu quả mang lại không đáng kể, không bù đắp được tỉ lệ phần trăm tăng giá.

Phó Thủ tướng: Mục tiêu tăng trưởng 6 - 6,5% là thách thức rất lớn

Thứ 2, 23/05/2022 | 11:12
Việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2022 là thách thức lớn, trong khi các quy hoạch, nhất là nội dung của Chương trình phục hồi kinh tế triển khai còn chậm.

Đề xuất kéo dài thêm 3 năm xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42

Thứ 3, 08/03/2022 | 13:00
Ngân hàng Nhà nước đề nghị thời gian áp dụng Nghị quyết số 42 của Quốc hội kéo dài đến ngày 15/8/2025 thay vì hạn cuối là 15/8/2022.
Cùng tác giả

Thủ tướng Phạm Minh Chính đăng ký hiến tặng mô, tạng

Chủ nhật, 19/05/2024 | 13:34
Thủ tướng cho biết, cá nhân ông cùng gia đình đăng ký hiến mô, tạng để góp phần tạo phong trào, xu thế đăng ký hiến tạng trên cả nước.

Các lĩnh vực dự kiến chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV

Chủ nhật, 19/05/2024 | 11:26
Quốc hội sẽ xin ý kiến đại biểu Quốc hội lựa chọn 4/5 lĩnh vực để chất vấn tại Kỳ họp thứ 7 gồm: TN&MT, Kiểm toán, Công Thương, Văn hoá - Thể thao và Du lịch, GD&ĐT.

Cho thôi, bãi nhiệm 12 đại biểu Quốc hội từ đầu nhiệm kỳ

Chủ nhật, 19/05/2024 | 11:26
Quốc hội đã bãi nhiệm 3 đại biểu Quốc hội, cho thôi nhiệm vụ đại biểu Quốc hội với 9 người khác. Hiện, tổng số đại biểu Quốc hội khóa XV là 487 đại biểu.

Trình Quốc hội phương án cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi lái xe

Chủ nhật, 19/05/2024 | 11:25
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất chọn phương án cấm tuyệt đối nồng độ cồn với lái xe tại Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ trình Quốc hội tại Kỳ họp 7.

Cải cách tiền lương từ 1/7: Căn cứ đóng bảo hiểm xã hội sẽ ra sao?

Chủ nhật, 19/05/2024 | 11:25
Căn cứ đóng bảo hiểm xã hội và bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội là vấn đề liên quan trực tiếp tới cải cách tiền lương được thực hiện từ ngày 1/7/2024.
Cùng chuyên mục

Chiêm ngưỡng hàng cây xà cừ cổ thụ trên quê hương Bác

Chủ nhật, 19/05/2024 | 14:31
Trải qua hơn nửa thế kỷ, vượt qua thử thách thời gian, hàng cây quê hương Bác vẫn sừng sững vươn xanh, trở thành biểu tượng đẹp, cuốn hút du khách thập phương.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đăng ký hiến tặng mô, tạng

Chủ nhật, 19/05/2024 | 13:34
Thủ tướng cho biết, cá nhân ông cùng gia đình đăng ký hiến mô, tạng để góp phần tạo phong trào, xu thế đăng ký hiến tạng trên cả nước.

Triệu tấm lòng về với quê Bác nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Người

Chủ nhật, 19/05/2024 | 10:31
Tháng 5, kỷ niệm ngày sinh của Người (19/5/1890-19/5/2024) triệu bước chân từ mọi miền Tổ quốc đã về với quê hương Bác, nơi 134 năm trước, Chủ tịch Hồ Chí Minh cất tiếng khóc chào đời.

Quốc hội sẽ bắt đầu bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội vào ngày mai

Chủ nhật, 19/05/2024 | 09:22
Tại Kỳ họp thứ 7 khai mạc vào ngày mai (20/5), Quốc hội sẽ bắt đầu quy trình bầu Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch nước theo thẩm quyền.

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Vị Lãnh tụ rất đỗi lớn lao, hết mực khiêm nhường

Chủ nhật, 19/05/2024 | 08:21
Chủ tịch Hồ Chí Minh là con người có tầm vóc phổ quát, nhà cách mạng vĩ đại đấu tranh không biết mệt mỏi vì sự nghiệp tốt đẹp nhất của Việt Nam và nhân loại, một con người rất đỗi lớn lao nhưng cũng rất đỗi khiêm nhường.
     
Nổi bật trong ngày

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội

Thứ 7, 18/05/2024 | 10:33
Hiện nhiều tỉnh, thành phố lớn tập trung nhiều KCN như Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Long An có tỉ lệ thực hiện nhà ở xã hội thấp so với mục tiêu của Đề án.

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Vị Lãnh tụ rất đỗi lớn lao, hết mực khiêm nhường

Chủ nhật, 19/05/2024 | 08:21
Chủ tịch Hồ Chí Minh là con người có tầm vóc phổ quát, nhà cách mạng vĩ đại đấu tranh không biết mệt mỏi vì sự nghiệp tốt đẹp nhất của Việt Nam và nhân loại, một con người rất đỗi lớn lao nhưng cũng rất đỗi khiêm nhường.

Chiêm ngưỡng hàng cây xà cừ cổ thụ trên quê hương Bác

Chủ nhật, 19/05/2024 | 14:31
Trải qua hơn nửa thế kỷ, vượt qua thử thách thời gian, hàng cây quê hương Bác vẫn sừng sững vươn xanh, trở thành biểu tượng đẹp, cuốn hút du khách thập phương.

Toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 9 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thứ 7, 18/05/2024 | 19:38
Sau gần 3 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc và đầy tinh thần trách nhiệm, Hội nghị Trung ương 9 đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra và bế mạc vào sáng 18/5. Cổng thông tin điện tử Chính phủ xin trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.