Kiểm soát xác minh được tài sản sẽ ngăn được cán bộ bỏ trốn

Kiểm soát xác minh được tài sản sẽ ngăn được cán bộ bỏ trốn

Vũ Phương

Vũ Phương

Thứ 7, 17/12/2016 13:23

Ông Ngô Văn Sửu cho rằng, cần thiết phải có chế tài mạnh tay như không xem xét bổ nhiệm, đề bạt, tịch thu tài sản, kỷ luật nghiêm... trường hợp kê khai tài sản mà không chứng minh được nguồn gốc.

Mới đây, Thanh tra Chính phủ vừa phối hợp với Văn phòng Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc tổ chức Hội nghị đánh giá thực thi công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng.

Đáng chú ý trong hội nghị này, Thanh tra Chính phủ đã đưa ra đề xuất cần tăng thẩm quyền cho lực lượng chức năng trong việc xác minh, xử lý các cán bộ, công chức ở cấp lãnh đạo trong kê khai tài sản.

Đề xuất mới từ cơ quan này cũng được dư luận đặc biệt quan tâm đó là với các cán bộ nguồn, trong quy hoạch, những người chuẩn bị được đề bạt, bổ nhiệm cũng cần phải xác minh tài sản rõ ràng.

Xã hội -  Kiểm soát xác minh được tài sản sẽ ngăn được cán bộ bỏ trốn

Xung quanh đề xuất này, PV báo điện tử Người Đưa Tin có cuộc trao đổi với ông Ngô Văn Sửu, nguyên Vụ trưởng Vụ 1, Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Ông đánh giá như thế nào trước đề xuất xác minh tài sản rõ ràng với các cán bộ nguồn, trong quy hoạch, những người chuẩn bị được đề bạt, bổ nhiệm?

Tôi nghĩ đề xuất này là cần thiết và cần sớm đưa vào Luật Phòng chống tham nhũng. Như vậy, chúng ta có cơ sở để giám sát, kiểm tra tài sản của cán bộ trước và sau nhận nhiệm vụ.

Việc “khoanh” thêm đối tượng là cán bộ nguồn, cán bộ trong quy hoạch phải xác minh, kê khai tài sản trước khi bổ nhiệm sẽ giúp giám sát tốt hơn.

Xác minh, thẩm định tài sản chặt chẽ sẽ tăng khả năng thu hồi tài sản tham nhũng, ngăn chặn các trường hợp tham nhũng tẩu tán tài sản ra nước ngoài. Một số vụ gần đây gây bức xúc dư luận như vụ Trịnh Xuân Thanh, Giang Kim Đạt...

Xã hội -  Kiểm soát xác minh được tài sản sẽ ngăn được cán bộ bỏ trốn (Hình 2).

 Ông Ngô Văn Sửu. 

Để xác minh tài sản của cán bộ trước và sau khi bổ nhiệm cần phải thực hiện như thế nào, và trường hợp nào phát hiện kê khai tài sản sai phải xử lý như thế nào để đảm bảo tính nghiêm minh, thưa ông?

Những trường hợp sắp được đề bạt, bổ nhiệm, cán bộ nguồn càng phải làm chặt chẽ xác minh tài sản rõ ràng, minh bạch, công khai. Giống như việc kê khai tai sản, việc xác minh tài sản xong phải kiểm tra, giám sát liệu xem có hiệu quả không, chứ xác minh mà không làm chặt chẽ thì cũng không có tác dụng.

Thực tế, như thời gian vừa qua, các cơ quan chức năng tiến hành kê khai tải sản của cán bộ có chức vụ nhưng phát hiện được rất ít người kê khai không trung thực.

Hơn nữa, phát hiện ra mà không xử lý nghiêm thì cũng không hiệu quả. Cần thiết phải có chế tài mạnh như không xem xét bổ nhiệm, đề bạt cất nhắc, thậm chí kỷ luật... những trường hợp kê khai thiếu trung thực không chứng minh được nguồn gốc tài sản thì tịch thu, xử nghiêm mới mang lại hiệu quả.

Hơn nữa, cách kiểm tra thế nào, làm sao kiểm tra hiệu quả, trung thực, chính xác, kê khai, xác minh xong mà để trong ngăn kéo thì cũng không giải quyết, không chống được tham nhũng.

Thưa ông, nhiều ý kiến cho rằng, trường hợp tham ô, tham nhũng nhưng tài sản lại cho người thân là vợ con, bố mẹ đứng tên khiến việc thu hồi tài sản tham nhũng rất khó?

Theo tôi, cơ quan chức năng phải định kỳ 6 tháng hay một năm kiểm tra lại việc kê khai tài sản. Việc kiểm tra, xác minh này không chỉ tài sản của các cá nhân đó mà còn tài sản của người thân có gia tăng bất ngờ hay không?

Nhiều vụ việc cán bộ sau khi phát hiện có sai phạm, bỏ trốn thì phát hiện nhiều tài sản "khủng" của người thân họ.

Chắc chắn, nhiều người đều đặt câu hỏi bố mẹ, vợ con các vị này không buôn bán, kinh doanh gì tại sao lại có những biệt thự, bất động sản có giá trị lớn như vậy.

Xin cảm ơn ông!

Vũ Phương – Đỗ Thơm

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.