Ước giá trị giải ngân đến 31/01/2024 hơn 6.397 tỷ đồng
Trong đó, vốn ngân sách địa phương khoảng 8.757,5 tỷ đồng, còn lại là vốn ngân sách Trung ương.
Lãnh đạo tỉnh Kiên Giang cho biết, để thực hiện đạt mục tiêu này, tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương và chủ đầu tư nghiêm túc kiểm điểm rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân không hoàn thành trong giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2023.
Đồng thời, nâng cao vai trò, tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong triển khai thực hiện đầu tư công năm 2023.
Tỉnh Kiên Giang đề nghị các huyện, thành phố giao kế hoạch đầu tư công năm 2024, chủ động phê duyệt danh mục dự án và giao vốn từng dự án ngay khi được tỉnh thông báo vốn cho cấp huyện quản lý.
Các huyện, thành phố tích cực phối hợp với các sở, ban, ngành trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Ngoài ra, các chủ đầu tư khi thực hiện dự án phải có kế hoạch chi tiết cho từng dự án từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến triển khai thi công, nghiệm thu và thanh quyết toán, báo cáo định kỳ tiến độ triển khai thực hiện.
Phân công cụ thể lãnh đạo, cán bộ theo dõi chỉ đạo, điều hành công việc từ khâu lập, thẩm định thiết kế, kế hoạch đấu thầu và triển khai thi công, đảm bảo phù hợp tiến độ và đúng quy định.
Chú trọng nâng cao chất lượng trong việc lập các hồ sơ thủ tục chuẩn bị đầu tư, chấm dứt tình trạng chỉ định thầu các đơn vị tư vấn năng lực yếu kém thực hiện không đạt yêu cầu phải chỉnh sửa hồ sơ nhiều lần.
Bên cạnh đó, tỉnh tăng cường công tác phối hợp, ưu tiên nguồn lực đẩy nhanh giải phóng mặt bằng, nhất là tại một số địa phương đang có dự án trọng điểm như: Rạch Giá, Hòn Đất, Kiên Lương, Châu Thành, An Biên, U Minh Thượng, Phú Quốc…
Tỉnh tập trung xử lý dứt điểm bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án còn vướng mắc trong năm 2023 như: Cảng hành khách Rạch Giá; nâng cấp, mở rộng đường Dương Đông - Cửa Cạn - Gành Dầu và xây dựng mới nhánh nối với đường trục Nam - Bắc (Tp.Phú Quốc); đường ven biển Rạch Giá - Hòn Đất và Hòn Đất - Kiên Lương; đầu tư xây dựng 18 cống trên tuyến đê biển, ven biển; dự án cầu Mỹ Thái (Hòn Đất); cầu thị trấn Thứ 11 (An Minh)…
Cùng đó, các ngành chức năng liên quan thường xuyên giám sát, đánh giá đầu tư từng dự án để kịp thờ chấn chỉnh, đôn đốc; thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư; tăng cường kiểm tra, giám sát, quản lý chất lượng công trình…
Tập trung đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành các công trình trọng điểm trên địa bàn, nhất là các dự án chuyển tiếp của năm 2023.
Năm 2023, kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Kiên Giang được HĐND tỉnh giao hơn 6.685 tỷ đồng, cao hơn 1.103 tỷ đồng so với Thủ tướng Chính phủ giao.
Tỉnh ước giá trị giải ngân đến 31/01/2024 hơn 6.397 tỷ đồng, đạt 95,6% kế hoạch theo HĐND tỉnh giao.
Những tồn tại, hạn chế
Tuy nhiên, thực hiện vấn đề này của tỉnh Kiên Giang trong năm 2023 còn nhiều những tồn tại, hạn chế, bất cập.
Cụ thể là có 11 đơn vị cấp tỉnh và 6 huyện, thành phố có giá trị giải ngân thấp hơn mức trung bình chung của tỉnh, có một đơn vị không giải ngân.
Nhiều dự án lớn, trọng điểm, chủ yếu là các dự án giao thông triển khai chậm do công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng chưa được giải quyết dứt điểm; quy trình, thủ tục kéo dài, còn tình trạng khiếu nại, tranh chấp.
Hiện còn 5 dự án khởi công mới đến nay chưa hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu xây lắp làm ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân chung của tỉnh. Các dự án vốn ngân sách Trung ương các chủ đầu tư triển khai chậm, không hoàn thành kế hoạch được giao.
Đặc biệt, tình trạng khan hiếm nguồn cát xây dựng diễn ra kéo dài làm ảnh hưởng lớn đến tiến độ, khối lượng xây dựng các công trình.