"Kiện hàng bí ẩn" là lý do khiến máy bay MH370 vùi xác nơi biển khơi?

"Kiện hàng bí ẩn" là lý do khiến máy bay MH370 vùi xác nơi biển khơi?

Trương Mạnh Kiên

Trương Mạnh Kiên

Thứ 2, 26/04/2021 10:00

Kiện hàng hóa bí ẩn trên chuyến bay MH370 có thể là thiết bị tình báo mà Mỹ không muốn Trung Quốc đoạt được bằng bất cứ giá nào.

Tiêu điểm - 'Kiện hàng bí ẩn' là lý do khiến máy bay MH370 vùi xác nơi biển khơi?

Sau 7 năm, MH370 vẫn còn là một bí ẩn.

Câu hỏi không lời giải

Sự việc xảy ra với MH370 là một tai nạn thảm khốc, những tình tiết liên quan đến số phận chiếc máy bay này cho đến nay vẫn được nhiều người quan tâm, một trong số đó là nhà báo điều tra người Pháp Florence de Changy, phóng viên tờ Le Monde.

7 năm đã trôi qua, thân nhân của các nạn nhân vẫn không hay biết bằng cách nào và tại sao vụ tai nạn kỳ lạ này xảy ra. Sau vô số sự thật nửa vời, những thuyết âm mưu xuyên tạc và bao hy vọng tan vỡ, chưa cá nhân hoặc tổ chức nào thực sự đưa ra lý do thuyết phục giải thích cho sự mất tích bí ẩn của máy bay MH370.

Đó chính là hiện thực trớ trêu được mở ra trong cuốn sách The Disappearing Act: The Impossible Case of MH370 (Sự biến mất: Trường hợp khó tin của MH370) của nhà báo Florence de Changy.

Ngay từ tiêu đề của cuốn sách, nữ nhà báo đã chỉ ra điểm bất thường trong tai nạn thương tâm xảy ra vào ngày 8/3/2014. Mở đầu những dòng đầu tiên, bà khẳng định: “Không thể có chuyện một chiếc máy bay Boeing 777 biến mất một cách đơn giản như vậy”. De Changy cho rằng, cái gọi là “bí ẩn lớn nhất trong lịch sử hàng không” thực chất có những nội tình không ai ngờ tới.

Chuyến bay mang số hiệu MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines xuất phát từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh, với 227 hành khách, đã mất liên lạc với bộ phận kiểm soát không lưu khi bay về phía đông bắc Malaysia. Tất cả các thiết bị điện tử trên máy bay đều bị vô hiệu, cũng không có tín hiệu khẩn cấp nào được phát ra.

Một tuần sau đó, ông Najib Razak, Thủ tướng của Malaysia khi ấy tuyên bố MH370 đã đột ngột thay đổi hướng bay dưới tác động bởi “hành vi có chủ ý” của một cá nhân có mặt trên chuyến bay. Kết quả điều tra cho thấy chiếc Boeing 777 đã vượt qua đảo Sumatra trước khi di chuyển hàng nghìn km về phía tây nam qua Ấn Độ Dương và bị rơi vì hết nhiên liệu tại phía Tây Australia.

Trong lần tái bản thứ hai của cuốn The Disappearing Act: The Impossible Case of MH370, được xuất bản lần đầu tiên bằng tiếng Pháp năm 2016, de Changy đã đưa ra những nhận định riêng sau khi nghiên cứu tỉ mỉ các tình tiết, dữ kiện có liên quan đến vụ rơi máy bay nhằm bác bỏ kết quả đã được công bố cũng như vô số thuyết âm mưu được dựng lên.

Kiện hàng bí ẩn trên MH370

Tiêu điểm - 'Kiện hàng bí ẩn' là lý do khiến máy bay MH370 vùi xác nơi biển khơi? (Hình 2).

Đã có nhiều thuyết âm mưu về số phận của MH370.

Theo nữ nhà báo, chiếc máy bay MH370 trên thực tế vẫn tiếp tục duy trì hành trình, nhưng nó đã bị đánh chặn bởi hai máy bay cảnh báo sớm của Mỹ. Sau đó, MH370 bị vô hiệu hóa thiết bị liên lạc bị vô hiệu hóa trong lúc đang cố gắng hạ cánh. Sau khi cơ trưởng Zaharie Ahmad Shah từ chối chuyển hướng bay, MH370 đã lập tức bị bắn hạ.

Thoạt đầu diễn biến này nghe có vẻ phi lý, nhưng các dữ kiện lại chứng minh điều ngược lại. Luận điểm trọng tâm của nữ nhà báo là đã có một kiện hàng nặng 2,5 tấn được cho là “thiết bị điện tử” được vận chuyển từ Pakistan đến Kuala Lumpur trong một “xe tải kín dưới sự hộ tống của lực lượng an ninh”. Lô hàng này đã được đưa lên MH370 mà không cần đi qua máy quét.

De Changy tin rằng ý định của thế lực bắn hạ chiếc máy bay này là sau khi buộc chiếc Boeing phải hạ cánh, chúng sẽ lấy món hàng nói trên và đưa MH370 bay trở lại Bắc Kinh.

Nữ nhà báo nghi ngờ rằng hàng hóa bí ẩn trên chuyến bay MH370 có thể là thiết bị tình báo mà Mỹ không muốn Trung Quốc đoạt được bằng bất cứ giá nào.

Theo giả thuyết của de Changy, vài ngày đầu tiên sau khi máy bay mất tích, phi hành đoàn của Cathay Pacific và Malaysia Airlines ghi nhận xuất hiện các mảnh vỡ trôi dạt trên biển. Nữ nhà báo tin rằng vệ tinh có thể xác định vị trí này, nhưng thời điểm đó các nhân viên vệ tinh tại Singapore và các nơi khác đã được yêu cầu ký vào bản tuyên thệ giữ bí mật theo lệnh của FBI.

Tiếp sau đó là sự xuất hiện của tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Pinckney. Sau khi tham gia quá trình tìm kiếm trên biển, con tàu bất ngờ bị áp dụng chỉ thị “tình trạng an ninh”, các liên lạc giữa thủy thủ đoàn với gia đình và bạn bè của họ hoàn toàn bị cấm, về cơ bản mục đích của chỉ thị này là nhằm che giấu “mọi hoạt động và vị trí” của tàu USS Pinckney.

Nhà báo de Changy đưa ra giả định rằng thay vì thực hiện đúng vai trò của mình như cách truyền thông đưa tin, chiếc tàu này được đưa đến khu vực nhạy cảm để “dọn dẹp” chiếc máy bay gặp nạn.

Đó là một trong số rất nhiều giả thuyết mà nữ nhà báo cung cấp trong cuốn sách của mình. Cùng với đó là một số dữ liệu ít bị che đậy hơn như tọa độ của MH370; hồ sơ về các cuộc tập trận quân sự liên quan đến “số lượng máy bay khổng lồ” trên Biển Đông với phạm vi phủ radar toàn bộ; lời khai của nhân chứng; ảnh vệ tinh về mảnh vỡ...

Thế nhưng những manh mối dẫn đến chân tướng của sự thật này dễ dàng bị “bỏ qua, bác bỏ, phủ nhận hoặc bị xóa bỏ”, nữ nhà báo nhấn mạnh. Bà cho rằng, thế giới được nghe một câu chuyện hoàn toàn khác trong khi thân nhân của các nạn nhân xấu số chìm trong tuyệt vọng.

Phương Dung

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.