Hiện đang có nhiều người lầm tưởng hai sản phẩm này như nhau và đề xuất cấm vì những hệ lụy do thuốc lá điện tử lậu gây ra. Thực tế, đã có 66 quốc gia cho phép thương mại thuốc lá làm nóng và 43 trong số này có tham gia Công ước khung FCTC của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Đâu là lý do khiến các quốc gia đi ngược lại với quan điểm của WHO và chấp nhận thuốc lá làm nóng?
Không thể phối trộn, chỉ làm nóng nguyên liệu thuốc lá
Thuốc lá làm nóng và thuốc lá điện tử đều dù xếp vào nhóm các sản phẩm không khói nhưng khác nhau về nguyên tắc hoạt động. Cụ thể, thuốc lá làm nóng hoạt động theo cơ chế làm nóng nguyên liệu thuốc lá khô dưới 350 độ C trong sản phẩm thuốc lá đặc chế. Đây là nhiệt độ vừa đủ để tạo ra khí hơi areorosl có chứa nicotine. Người dùng không thể tự điều chỉnh nhiệt độ, hay phối trộn thêm hóa chất vào sản phẩm thuốc lá đặc chế.
Đến nay, đã có duy nhất một sản phẩm một thuốc lá làm nóng đã được Cơ quan quản lý Dược phẩm và Thực Phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận thương mại tại thị trường Mỹ với chỉ định thuốc lá điều chỉnh nguy cơ – giảm thiểu phơi nhiễm. Điều này có nghĩa, thông qua hàng loạt kiểm nghiệm khoa học, cơ quan này kết luận hàm lượng các chất gây hại có trong khí hơi aerosol của thuốc lá làm nóng đã qua kiểm nghiệm này thấp hơn so với khói thuốc lá điếu.
Trong khi đó, thuốc lá điện tử có cơ chế hoạt động hoàn toàn khác. Theo đó, thuốc lá điện tử không có chứa nguyên liệu thuốc lá, mà chỉ dùng thiết bị điện tử để làm nóng dung dịch (có hoặc không chứa nicotin). Thuốc lá điện tử cũng có hai loại: hệ thống đóng và hệ thống mở. Lợi dụng cơ chế hoạt động của thuốc lá điện tử hệ thống mở (cho phép người dùng tùy biến mùi trong dung dịch), các tổ chức, cá nhân buôn lậu đã thêm các chất cấm, ma túy, cần sa để trục lợi. Điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến khoa học của các sản phẩm không khói nói riêng, cũng như ngành hàng giảm thiểu tác hại nói chung.
Được khoa học nhiều nước công nhận
Ngoài FDA Mỹ, các cơ quan y tế công cộng uy tín tại các nước như Nhật, Đức, Newzealand cũng đưa ra những kết luận tương tự. Theo nghiên cứu của Bekki và cộng sự (2017) đăng trên tạp chí của Trường Đại học Sức khỏe và Nghề nghiệp Nhật Bản chỉ rõ, hàm lượng tar (nhựa thuốc lá), nicotin và carbon monoxide trong thuốc lá làm nóng thấp hơn nhiều lần so với thuốc lá điếu đốt cháy.
Cụ thể, hàm lượng tar trong thuốc lá làm nóng là 9,8 so với 25,2 của thuốc lá điếu; hàm lượng nicotin là 1,1 so với 1,7; hàm lượng carbon monoxide (CO – chất gây ra các bệnh hô hấp do hút thuốc lá) chỉ có 0,44 so với 33,0.
Trong khi đó Viện Đánh giá Nguy cơ Liên bang Đức (BfR) xác định, khi so sánh thể tích của các hợp chất carbonyl formaldehyde, acetaldehyde, acrolein (chất gây ung thư đặc trưng trong thuốc lá điếu) và crotonaldehyde, khí thải ra từ hệ thống làm nóng thuốc lá giảm đáng kể, từ 80 - 96%, so với thuốc lá đốt cháy truyền thống.
Thể tích của các hợp chất dễ bay hơi và bán bay hơi trong khí hơi từ hệ thống làm nóng thuốc lá thậm chí còn thấp hơn từ 97 - 99% so với thuốc lá điếu đốt cháy.
Mặc dù không phải là sản phẩm hoàn toàn vô hại, nhưng so với việc tiếp tục hút thuốc lá điếu thì việc chuyển đổi sang các sản phẩm giảm tác hại vẫn là sự lựa chọn tốt hơn.
Giáo sư danh dự Robert Beaglehole của trường Đại học Auckland, New Zealand và là cựu Giám đốc Bộ phận Bệnh Mạn tính và Khuyến cáo về Sức khỏe của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng: “Nếu chấp nhận giải pháp giảm thiểu tác hại thuốc lá, đến năm 2030 sẽ tạo ra những khác biệt lớn giúp giảm thiểu gánh nặng bệnh tật”.
Ông nhấn mạnh rằng, nếu không có những hành động khác hơn hiện nay và đón nhận sự đổi mới với các chính sách về thuốc lá, WHO sẽ bỏ lỡ những mục tiêu nhằm giảm bệnh ung thư, các bệnh tim và phổi do thuốc lá điếu gây ra.
Hiện các sản phẩm thuốc lá làm nóng đã có mặt trên 66 nước trong đó đã có hơn 19 triệu người dùng, ước tính trong đó đã có hơn 14 triệu người đã chuyển đổi hoàn toàn từ thuốc lá điếu sang sản phẩm thuốc lá làm nóng.
Tường Vân