Cây đổ, nhà sập, tốc mái, nước ngập mênh mông... là những hình ảnh chân thực về sức tàn phá khủng khiếp của siêu bão Nari (bão số 11) tại Đà Nẵng. Trong trung tâm thành phố, hầu hết các tuyến đường đều không bị ngập úng nhưng các trung tâm thương mại hoàn toàn ngừng hoạt động. Đáng chú ý là một siêu thị đã bị vỡ toàn bộ cửa kính do gió bão gây nên. Tại quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng, bão cũng đã thổi bay rất nhiều cửa kính ở một số căn nhà chung cư cao tầng, giật tung nhiều mái nhà, cây đổ khắp nơi.
Không chỉ Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam, quảng Bình cũng hứng chịu ảnh hưởng nặng nề của những trận bão liên tục đổ vào khu vực này trong thời gian vừa qua.
Tại Quảng Bình, siêu bão Wutip đã đổ bộ trực tiếp vào địa phương này khiến trường Đại học Đồng Hới là một công trình có quy mô lớn, sử dụng vách kính cho toàn bộ mặt tiền đã bị bão tàn phá.
Từ những thiệt hại vừa qua, có lẽ đã đến lúc những chủ đầu tư cần quan tâm kỹ càng hơn đến việc lựa chọn vật liệu đảm bảo chất lượng và có khả năng chống đỡ trước tác động của mưa bão. Điều này không chỉ giảm thiệt hại về vật chất đối với chủ đầu tư mà còn có thể tránh những thiệt hại có thể gây ra cho con người khi sử dụng công trình này trong thời điểm mưa bão xảy ra.
Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng là một trong những công trình do Eurowindow thi công “vượt bão” an toàn
Theo xu thế phát triển của lĩnh vực vật liệu xây dựng, ngày nay, các công trình có kiến trúc hiện đại thường sử dụng cửa uPVC, cửa nhôm hoặc vách nhôm kính lớn. Do đó, nhiều chuyên gia về lĩnh vực này khuyên rằng: với những công trình nằm trong vùng thường bị bão lũ, việc lựa chọn loại cửa kính có chất lượng tốt sẽ mang đến sự bền vững và an toàn cho người sử dụng trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, về giá trị đầu tư sẽ cao hơn so với các sản phẩm không đảm bảo kết cấu, áp lực gió bão.
Tại Đà Nẵng, một số công trình có quy mô lớn như: Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng, Tòa nhà văn phòng Công ty 545, Boutique Resort… đều là những tòa nhà sử dụng hệ vách nhôm kính lớn và không hề bị tác động của gió bão. Một số công trình khác như: Nhà khách Ủy ban Tp Đà Nẵng, khách sạn Sun DC mặc dù đang trong quá trình thi công nhưng cũng không bị hư hại gì về hệ thống cửa sổ, cửa kính, cửa ra vào. Điểm chung của các công trình này đó là đều sử dụng cửa của Công ty Eurowindow.
Ông Vũ Trọng Trung – phó tổng giám đốc (Phụ trách kỹ thuật) Công ty Eurowindow chia sẻ: “Mỗi khi thiết kế cửa cho công trình, chúng tôi đều đến tận nơi quan sát thực địa, kiểm tra kết cấu, áp lực gió bão, tải trọng công trình. Công việc này được tiến hành một cách cực kỳ cẩn thận đối với những công trình nằm trong vùng thường xuyên bị bão lũ. Sau đó, dựa trên tiêu chuẩn TCVN – 2737 theo từng cấp gió và chiều cao, vị trí công trình, chúng tôi phân tích, tính toán nhằm đưa ra được những số liệu chính xác và an toàn nhất”.
Tại Việt Nam, do thói quen từ lâu đời và muốn tiết kiệm không gian nên khi thiết kế nhà, các gia chủ thậm chí là cả kiến trúc sư thường đưa cửa sổ mở quay ra ngoài vào bản vẽ thiết kế. Kiểu mở này rất nguy hiểm vì khi cửa mở quay ra ngoài ở góc 180 độ , nếu gặp gió to hoặc mưa bão lớn cửa dễ bị va đập mạnh với tường; có những loại cửa có thanh hạn vị góc mở và chỉ mở 90 độ như cửa mở quay ra ngoài.
Kiểu mở này hạn chế được sự va đập, tuy nhiên nó như một cánh buồm nếu gặp gió lốc sẽ rất nguy hiểm. Mặc dù cửa sổ sử dụng các loại kính an toàn để tránh rơi mảnh vỡ nhưng trong trường hợp cửa mở gặp gió to hay bão lốc có thể làm bay cả cánh cửa. Để đảm bảo an toàn, các tòa nhà cao tầng hiện nay thường sử dụng cửa sổ mở trượt, cửa sổ mở quay vào trong và cửa sổ mở quay lật vào trong. Trong đó, tối ưu nhất vẫn là cửa sổ mở quay lật vào trong. Vì cửa không quay ra bên ngoài nên đảm bảo được yếu tố an toàn cho nhà cao tầng, ngay cả khi cửa mở gặp mưa bão mà chủ nhà không kịp đóng lại cửa.
P.V