Hiện nay, nhiều người sử dụng bộ đôi Kim Miễn Khang và Explaq để cải thiện triệu chứng vảy nến và cho hiệu quả tích cực. Cùng tìm hiểu nhé!
Phương pháp điều trị vảy nến
Có nhiều cách cải thiện vảy nến, trong đó điều trị bằng tây y và phương pháp dân gian được nhiều người sử dụng hơn cả. Cụ thể như sau:
Điều trị vảy nến bằng tây y
Điều trị vảy nến bằng cách dùng thuốc bôi, thuốc tiêm, thuốc uống hoặc truyền tĩnh mạch.
Thuốc bôi ngoài da
Khi bị vảy nến nhẹ có thể sử dụng thuốc bôi ngoài da. Những loại thuốc hay kem bôi ngoài da có tác dụng bong sừng bạt vảy, chống viêm, ức chế sự chết tế bào, giúp da mịn màng hơn, cải thiện tình trạng sưng viêm, ngứa ngáy. Những loại thuốc bôi hay được dùng như acid salicylic, thuốc mỡ Corticosteroid, Daivonex, Anthralin,...
Thuốc điều trị toàn thân
Sử dụng thuốc uống, thuốc tiêm là phương pháp áp dụng cho bệnh vảy nến ở mức độ từ trung bình đến nặng. Những loại thuốc điều trị thường ức chế hệ miễn dịch, chống viêm, giúp cải thiện triệu chứng vảy nến nhanh chóng. Một số thuốc thường dùng như: Methotrexate, Corticosteroid,....
Dùng thuốc tây điều trị vảy nến mặc dù hiệu quả cải thiện bệnh nhanh nhưng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, bao gồm: Xơ gan, suy gan, suy thận, loãng xương, làm mỏng da,… Vì vậy, người dùng cần thận trọng và nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Nếu muốn dừng hoặc đổi thuốc, người bệnh cần trao đổi với chuyên gia để được tư vấn cụ thể.
Biện pháp dân gian
Các phương pháp dân gian được nhiều người lựa chọn vì thực hiện dễ dàng. Có thể sử dụng những nguyên liệu dễ kiếm như lá khế, lá trầu không,... để cải thiện bệnh vảy nến.
Lá trầu không
Lá trầu không có chứa rất nhiều tinh dầu và hoạt chất kháng viêm nên được dùng để điều trị bệnh vảy nến.
Cách sử dụng: Lấy lá trầu không, bèo hoa dâu, rau răm, muối hột. Rửa sạch các nguyên liệu rồi cho vào nồi cùng 2 lít nước sạch và đun tầm 10 – 15 phút. Sau đó, chắt lấy nước, để nguội rồi ngâm vùng da bị vảy nến. Phần bã có thể tận dụng lại bằng cách giã nát, chà lên vùng da vảy nến.
Lá khế
Lá khế vị chua, chát, tính bình, không độc, có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, sát trùng. Vì vậy, lá khế được dùng điều trị bệnh vảy nến, giảm bong tróc, ngăn ngừa nhiễm khuẩn và giúp làm lành da nhanh chóng.
Cách sử dụng: Rửa sạch lá khế, lá lược vàng, lá ổi và đun cùng 2 lít nước. Hỗn hợp thu được mang pha cùng 1 ít nước sạch đến nhiệt độ thích hợp rồi lấy để tắm. Bã thu được có thể tận dụng để chà nhẹ lên vùng da vảy nến.
Cây sói rừng
Cây sói rừng có tác dụng giảm đau, giảm viêm, giải độc, trừ thấp, chống tự miễn nói chung và cải thiện vảy nến. Từ lâu, cha ông ta vẫn lưu truyền bài thuốc trị vảy nến từ cây sói rừng, giúp cải thiện triệu chứng vảy nến như viêm da, ngứa ngáy, lở loét, bong vảy.
Cách sử dụng: Lấy 30 - 40g cành lá sói rừng tươi, rửa sạch, sắc lấy nước. Chắt lấy nước, chia 3 lần uống, sử dụng liên tục 2 - 3 ngày hoặc kéo dài hơn.
>>> Xem thêm: Bị vảy nến không nên ăn gì để tránh tái phát? TẠI ĐÂY!
Kim Miễn Khang & Explaq - Giải pháp cải thiện vảy nến hiệu quả
Vảy nến không điều trị có thể gây nhiều biến chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người mắc. Để cải thiện tình trạng bệnh cần có giải pháp điều hòa hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng (tác động vào nguyên nhân sâu xa đó chính là hệ miễn dịch rối loạn, dẫn đến tự miễn dịch). Sau nhiều năm có mặt trên thị trường, Kim Miễn Khang đã được người bệnh tin tưởng lựa chọn sử dụng kết hợp với tây y và cho hiệu quả tốt. Sản phẩm mang đến nhiều ưu điểm nổi trội, hiệu quả với bệnh tự miễn như vảy nến. Cụ thể như sau:
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang chứa thành phần chính từ cây sói rừng. Từ xa xưa, cha ông ta đã sử dụng cây sói rừng làm thuốc để giảm triệu chứng viêm, đau, điều trị vảy nến. Theo nghiên cứu năm 2009 tại Đại học Thẩm Dương, Trung Quốc với mục tiêu: “Đánh giá tác dụng của sói rừng trên hệ miễn dịch của chuột thí nghiệm gây stress bằng cách nuôi nhốt” đã đưa ra kết luận: Dịch chiết sói rừng có tác dụng bảo vệ hệ miễn dịch của chuột thông qua việc làm gia tăng số lượng và tỷ lệ các tế bào miễn dịch. Chính vì vậy, thành phần chính sói rừng giúp điều hòa miễn dịch, hỗ trợ cải thiện bệnh vảy nến.
Bên cạnh sói rừng, Kim Miễn Khang còn chứa nhiều thành phần thảo dược khác như: Cao nhàu, cao hoàng bá, cao bạch thược, cao thổ phục linh, chiết xuất nhũ hương, L-Carnitine Fumarate,... giúp giảm đau, giảm viêm, kháng khuẩn, làm mát, điều hòa miễn dịch. Từ đó, sản phẩm giúp ngăn chặn các biến chứng, điều hòa năng lượng tế bào, ngăn ngừa bệnh tự miễn nói chung, vảy nến nói riêng an toàn, hiệu quả. Vì vậy, Kim Miễn Khang là công thức giúp giải quyết được 2 mục tiêu điều trị bệnh tự miễn là kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa tái phát.
Để cải thiện vảy nến toàn diện, người mắc nên sử dụng kết hợp kem bôi ngoài da Explaq chứa chitosan giúp dưỡng da, làm mềm mịn da, giảm các triệu chứng vảy nến hiệu quả, an toàn.
Kim Miễn Khang đã được thực hiện nghiên cứu lâm sàng tại Bệnh viện Da liễu Trung ương và Explaq đã được nghiên cứu lâm sàng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho kết quả tốt với bệnh vảy nến.
Thực tế, dùng riêng lẻ viên uống Kim Miễn Khang hoặc kem bôi Explaq hiệu quả sẽ không cao bằng sử dụng kết hợp bộ đôi “trong uống - ngoài bôi”. Bộ đôi thảo dược này đáp ứng đầy đủ các mục tiêu cải thiện vảy nến mà không cần lo về tác dụng phụ.
Sau hơn 10 năm có mặt trên thị trường, Kim Miễn Khang & Explaq đã được nhiều người bị vảy nến tin tưởng sử dụng cho hiệu quả tốt. Tiêu biểu như anh Trần Bảo Quốc (trú tại số 24 Đại lộ 3, phường Phước Bình, Quận 9, TP Hồ Chí Minh). Anh đã từng không có một giấc ngủ ngon trọn vẹn bởi vùng da đầu ửng đỏ, ngứa ngáy, gãi là chảy máu và nước vàng rất đau. Thế nhưng niềm vui đã đến với anh chỉ sau 2 tháng sử dụng bộ đôi Kim Miễn Khang & Explaq, tình trạng vảy nến da đầu đã cải thiện rất tích cực. Xem chi tiết chia sẻ của anh Quốc TẠI ĐÂY.
Để cải thiện tình trạng vảy nến hiệu quả, bên cạnh các biện pháp trên, đừng quên sử dụng bộ đôi trong uống ngoài bôi Kim Miễn Khang & Explaq đều đặn mỗi ngày. Nếu còn băn khoăn về bệnh vảy nến, bạn hãy liên hệ tổng đài 024. 38461530 - 028. 62647169 để nhận được lời khuyên của chuyên gia.
>>> Xem thêm: Top 6 câu hỏi thường gặp về vảy nến TẠI ĐÂY!
Thu Hường
*Thực phẩm này không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.