Kinh hãi 'pha' hiến tặng con giống người qua đường... trực tiếp

Kinh hãi 'pha' hiến tặng con giống người qua đường... trực tiếp

Thứ 4, 13/03/2013 13:26

Gần đây số lượng những cặp vợ chồng hiếm muộn, vô sinh đang tăng cao, lợi dụng điều này một số nam thanh niên đưa ra những lời mời chào: Hiến tặng tinh trùng để giúp đỡ chị em hiếm muộn, bằng cách quan hệ trực tiếp đến khi có thai. Điều này đã gióng lên hồi chuông về ranh giới giữa nhân đạo và tội lỗi thật sự là rất mong manh.

Kỳ cuối: Ám ảnh màn cho tinh trùng qua đường... trực tiếp

Mảng tối sau ranh giới nhân đạo

Tôi đến gặp chị Nguyễn Ngọc T. (quận Tân Bình, TP.HCM) vào những ngày giáp Tết Quý Tỵ. Phải được chị gái động viên rất nhiều, cuối cùng chị T. cũng cởi mở kể cho tôi nghe về việc chị đi mua con giống người.

Chị T. bắt đầu câu chuyện bằng việc nở nụ cười chua chát trên khuôn mặt khả ái hiền hậu, nhưng trong đôi mắt buồn sâu thẳm của chị, tôi thấy ngân ngấn nước mắt. Chị T. thổ lộ: "Hai vợ chồng tôi lấy nhau được 7 năm mà không có con. Cả hai cùng đi gặp bác sĩ, kết quả chồng tôi có rất ít tinh trùng, tinh trùng yếu. Cầm kết quả trên tay chồng tôi rất buồn rầu nói với tôi: "Ý em thế nào?". Tôi đáp: "Vợ chồng lấy nhau đã 7 năm, một ngày nên nghĩa sao anh lại hỏi em như vậy?". Sau nhiều lần bàn bạc, cuối cùng chúng tôi đi đến thống nhất: Mua tinh trùng. Dù đã thống nhất, nhưng cả hai chúng tôi đều rất suy nghĩ, vì đây là một việc hết sức tế nhị, mặt khác tôi rất thương chồng và lo lắng về mặt pháp lý cũng như những hệ lụy khác từ việc mua tinh trùng.

Chúng tôi cùng đưa ra nhiều tình huống để bàn bạc: Nếu người cho là quen biết chắc chắn sẽ không ổn, hoặc người cho nhớ mặt mình thì vô cùng nguy hiểm. Đặc biệt là dư luận, cũng như sự tò mò của những người xung quanh. Để tránh những lùm xùm sau này, tôi quyết định tìm kiếm trên những tờ rơi, có số điện thoại hẳn hoi của những người rao bán, hiến tặng tinh trùng. Tôi thật sự cảm kích với tờ rơi có nội dung: "Chỉ giúp đỡ không bán, nếu ai thật sự cần, nghiêm túc liên hệ số điện thoại 01675...".

Xã hội - Kinh hãi 'pha' hiến tặng con giống người qua đường... trực tiếp

Thay vì nghe theo những lời dụ dỗ, mời chào, các cặp vợ chồng hiếm muộn nên tìm đến các cơ sở y tế tin cậy. (Ảnh minh họa).

Về đến nhà, cầm điện thoại lên gọi, hai tay tôi run lên bần bật, một cảm giác đau đớn khó tả, nhưng vì cả hai vợ chồng tôi đã thống nhất, mà thật sự đây là ý của chồng tôi, anh ấy động viên tôi rất nhiều. Khi tôi cất tiếng gọi, tiếng đầu dây bên kia trả lời: "Tôi tên Phương đang là sinh viên năm thứ 3, luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn nếu bạn thật sự cần. Với điều kiện tôi chỉ cho trực tiếp, không tới bệnh viện". Với tâm lý sợ người bán biết mặt mình, chồng tôi nói, em nên hẹn vào buổi tối.

“Tôi rất nhớ hôm đó là ngày 25/5/2011, tôi và chồng cùng đi tới điểm hẹn, phòng nghỉ số 203, tôi cố tình đeo khẩu trang để đối phương không nhận ra mình. Vừa bước vào phòng anh ta đã nhanh tay đóng cửa phòng lại và lột phăng tất cả những gì trên người tôi và tôi có cảm giác đó là cảnh hổ đang ăn thịt còn tôi yếu ớt chịu đựng cho qua những giây phút kinh hoàng đó... Khi xong việc, tôi gọi chồng đến đón, cả hai chúng tôi đều nhìn nhau, nước mắt tôi chảy dòng trên khuôn mặt phờ phạc. Đó là những giây phút tôi không bao giờ quên, hai vợ chồng không ai nói với nhau lời nào và lặng lẽ cùng ra về. Oái oăm thay, lần đó tôi lại không dính bầu...". Nghe chị T. chia sẻ, tôi thật sự sốc bởi hành động "nghĩa hiệp" của Phương chỉ nhằm đến thỏa mãn xác thịt, thú tính của hắn.

Một số nhà chuyên môn cho rằng, việc hiến tặng tinh trùng, bằng con đường quan hệ trực tiếp, khi chưa qua các xét nghiệm, sẽ khiến người cho và cả người nhận đứng trước nguy cơ mắc các bệnh lây qua đường tình dục: Như nhiễm HIV và các bệnh truyền nhiễm khác, thai nhi sẽ gặp vấn đề về di truyền. Đặc biệt hiến tặng trực tiếp sẽ để lại nhiều hệ lụy bởi người cho và người nhận có quan hệ tình dục với nhau, thậm chí là quan hệ nhiều lần mới có thai. Nguy hiểm hơn là một số nam thanh niên lợi dụng chiêu thức này để thỏa mãn nhục dục thấp hèn.

Bà Nguyễn Thị Hòa, nguyên trưởng khoa sản bệnh viện Giao thông Hà Nội, cho biết: "Hiện nay không chỉ những phụ nữ vô sinh mà những phụ nữ ở độ tuổi trên 35 tuổi, độc thân, họ cũng khát khao có con, âu cũng là nhu cầu chính đáng của phụ nữ. Bởi vậy họ chấp nhận mọi giá để có con. Có cầu ắt có cung, lợi dụng tình thế này một số đấng mày râu đã đội lốt dưới chiêu thức giúp đỡ chị em hiếm muộn, nhưng thực chất là tay trái của nạn mại dâm, nếu như không nói là bệnh hoạn như trường hợp đã nêu ở trên. Ở góc độ xã hội tôi cho việc làm đó của các đấng nam nhi là không đẹp, vì không những họ đã vi phạm luật pháp, mà còn vi phạm về mặt đạo đức. Điều quan trọng là phụ nữ trước tiên phải biết tự bảo vệ mình và phải nhờ những nhà chuyên môn, những trung tâm y tế giúp đỡ, thay vì đi làm lén lút không những rước họa vào thân mà còn nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và thai nhi.

Xã hội - Kinh hãi 'pha' hiến tặng con giống người qua đường... trực tiếp (Hình 2).

GS.TS Quản Hoàng Lâm.

Hệ lụy khôn lường

Dư luận cho rằng việc một người đàn ông có nhiều con với nhiều phụ nữ khác nhau (những người này không biết nhau) ở góc độ xã hội chúng ta cần lên án, vì những đứa trẻ sinh ra và lớn lên ai sẽ đảm bảo chúng không kết hôn với người anh em cùng cha của chúng? Điều này xảy ra sẽ không nhiều, nhưng không phải là không có. Những đứa trẻ sinh ra cận huyết thống sẽ có cơ thể ốm yếu, trí tuệ kém phát triển, gây nên nhiều bệnh dị tật bẩm sinh, tăng những bệnh về di truyền, thậm chí là chết yểu, trở thành gánh nặng cho chính gia đình và cả xã hội.

Để tìm hiểu về nguy cơ kết hôn cận huyết thống, PV Nguoiduatin.vn đã có cuộc trao đổi với GS.TS Quản Hoàng Lâm, giám đốc Trung tâm Công nghệ phôi, Học viện Quân y. Ông Lâm cho biết: "Luật pháp Việt Nam quy định rất rõ: 3 đời không được kết hôn, vì kết hôn cận huyết thống sẽ có nhiều nguy cơ ảnh hưởng tới giống nòi như tăng bệnh bẩm sinh di truyền, đồng hợp tử gen lặn và một số căn bệnh khác. Việc hiến tặng tinh trùng, được cho là một trong những nguyên nhân gây nên kết hôn cận huyết thống.

Hiện nay trên thế giới có khoảng 4% nam giới không có tinh trùng, nhờ khoa học phát triển vượt bậc, trên thế giới và cả Việt Nam có hai xu hướng: Xu hướng thứ nhất, chữa cho bằng được có con đúng của mình. Nhờ vào kỹ thuật hiện đại giúp cho những người có ít tinh trùng, hoặc tinh trùng yếu vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm. Bằng cách xét nghiệm nuôi cấy tinh tử như đã nói ở trên; Xu hướng thứ hai, tới ngân hàng tinh trùng để xin tinh trùng, nhưng với điều kiện, phải đầy đủ tiêu chuẩn quy định của luật pháp cũng như quy định về chuyên môn. Theo đó, phải tuân thủ đúng nguyên tắc người cho tinh trùng phải bí mật, tự nguyện, vô danh. Yêu cầu về chuyên môn người cho tinh trùng phải đủ từ 20 đến 50 tuổi, cho trứng phải đủ từ 18 đến 35 tuổi và phải làm các xét nghiệm về bệnh di truyền, HIV, viêm gan và một số bệnh lý khác. Điều đặc biệt những người hiến tặng tinh trùng tại trung tâm chỉ được phép cho duy nhất một lần.

Tuy nhiên trên thực tế, thực trạng "mua - bán con giống người" dường như vẫn đang ngoài tầm kiểm soát và tiềm ẩn những biến hoạ khôn lường...

Có tinh tử, còn hy vọng có con

Theo GS.TS Quản Hoàng Lâm: "Những người có ít tinh trùng hoặc tinh trùng yếu không nên tuyệt vọng bởi họ vẫn còn tia hi vọng vào lọc tinh trùng, chọn những con khỏe, hay uống thuốc kích thích sinh tinh. Những trường hợp không có tinh trùng nếu đến các trung tâm thực hiện đều được cho uống thuốc kích thích sinh tinh trong thời gian ba tháng, hoặc mổ tinh hoàn lấy tinh tử. Tinh tử là giai đoạn trước khi phát triển thành tinh trùng, tinh tử chỉ có dạng hình tròn chưa có đuôi và chưa thể chuyển động được. Bằng phương pháp nuôi cấy tinh tử sẽ phát triển thành tinh trùng. Những người không có cả tinh tử, khi đó mới bắt buộc phải đi xin tinh trùng.

Việt Nam là một trong số ít các nước thực hiện được phương pháp trên".

Phóng sự điều tra của Thu Hà

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.