Kinh nghiệm ‘sống còn’ khi ô tô vào cua mất lái

Kinh nghiệm ‘sống còn’ khi ô tô vào cua mất lái

Thứ 3, 20/12/2016 16:54

Khi ô tô vào cua, bánh xe rất dễ gặp vấn đề dẫn đến xe bạn mất lái. Lái xe cần trang bị kinh nghiệm giúp mình thoát hiểm khi rơi vào tình huống này.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô tô của bạn dễ dàng mất lái khi vào cua. Lái xe có thể rất cận thận nhưng vẫn không tránh khỏi những tình huống như vậy. Chính vì vây, mỗi lái xe hãy nên tự trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết, quan trọng trên mỗi hành trình.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô tô mất lái

Nguyên nhân từ lốp ô tô

Lốp là bộ phận quan trọng tiếp xúc trực tiếp với mặt đường. Nếu lái xe để lốp quá mòn sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng nổ lốp hoặc không bám mặt đường gây ra tình trạng mất lái khi vào cua.

Thú chơi - Kinh nghiệm ‘sống còn’ khi ô tô vào cua mất lái

 Lốp ô tô là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến trình trạng mất lái.

Trước mỗi chuyến đi, đặc biệt khi xe phải di chuyển đường dài, bạn nên kiểm tra bốn bánh một cách kỹ càng. Không được để lốp quá mòn hoặc xuất hiện những vết nứt sẽ khiến xe gặp nguy hiểm.

Nguyên nhân từ kỹ thuật điều khiển vô lăng

Thú chơi - Kinh nghiệm ‘sống còn’ khi ô tô vào cua mất lái (Hình 2).

  Không nên cầm vô lăng chéo tay khi lái xe.

Nhiều lái xe có thói quen để chéo tay trên vô lăng khi vào cua. Đây là thói quen hoàn toàn sai lầm, cần lập tức loại bỏ để an toàn hơn khi vào cua. Việc để tay chéo khi cầm vô lăng sẽ khiến lái xe xoay tay lái để vào cua khó khăn, khó xử lý khi gặp chướng ngại vật phía trước.

Làm thế nào thoát hiểm khi ô tô vào cua bị mất lái?

Hầu hết, lái xe thường mất bình tĩnh khi rơi vào những tình huống “sống còn” như vậy. Nhưng càng bối rồi, càng khiến cho tình hình trở nên khó khăn hơn.

Thú chơi - Kinh nghiệm ‘sống còn’ khi ô tô vào cua mất lái (Hình 3).

 Đạp chân phanh nhịp nhàng khi xe mất lái.

Đầu tiên, lái xe cần hết sức bình tĩnh thì mọi việc sẽ không quá phức tạp. Khi phát hiện tình trạng mất lái, bạn nên nhanh chóng bỏ chân ga, tay giữ vô lăng chắc để tránh những sự việc đáng tiếc.

Đồng thời, không nên quá vội vàng đạp chân phanh mà chỉ nên nhấp nhịp nhàng. Việc đạp phanh dồn dập sẽ dẫn đến trình trạng bó phanh (những xe không có ABS). Khi phanh đạp quá mức nhiệt năng được sinh ra khiến phanh mất tác dụng, lốp xe trượt trên đường và lúc đó rất khó tránh khỏi tai nạn.

Đối với những xe sử dụng phanh ABS, bạn cũng nên đạp nhẹ, hệ thống này sẽ phát hiện để kích hoạt chức năng nhấp nhả phanh liên tục. Lực phanh sẽ tác dụng lên bánh sau nhiều hơn để giảm tốc độ đến mức tối đa mà xe không bị trượt.

Khi ô tô mất lái lúc vào cua, hướng xe sẽ quay vòng elip theo khúc cua. Dù giảm tốc độ xe cũng chưa thể trở lại quỹ đạo ngay nên việc điều khiển vô lăng rất quan trọng trong tình huống này.

Thú chơi - Kinh nghiệm ‘sống còn’ khi ô tô vào cua mất lái (Hình 4).

 Kỹ thuật cầm vô lăng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng xử lý khi xe gặp sự cố.

Lái xe cầm vô lăng tay ở hướng 9h và 3h, khi đó việc trả lái về hướng ngược lại hoặc hướng thẳng sẽ trở nên đơn giản hơn. Việc đó giúp lốp xe có độ bám đường nhất định, bạn sẽ làm chủ được tình hình.

Khi tốc độ giảm dần, ô tô đã dần ổn định, lái xe có thể dần lấy lại tinh thần và hướng xe để tiếp tục vào cua với tốc độ phù hợp. Sau đó, bạn có thể kiểm tra lại toàn bộ ô tô của mình để biết lý gặp phải tình trạng mất lái vừa qua.

Xuân Khải

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.