Nhiều người cho rằng rằng cơ thể con người có một số cơ chế đặc biệt có thể ngăn chặn nấm mốc phát triển trên cơ thể, ngay cả ở các nơi khó vệ sinh như ống tai. Nhưng hóa ra chỉ cần có một vài điều kiện thích hợp như nước và vi khuẩn, nấm mốc có thể dễ dàng sinh sôi nảy nở trong tai của chúng ta.
Nguyên nhân gây ra bệnh nấm ống tai bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau, trường hợp của cậu bé 10 tuổi này, các bác sĩ đã chỉ ra nguyên nhân khiến nấm mốc xuất hiện trong tai.
Thứ nhất, cậu bé có thói quen ngoáy tai thường xuyên không đúng cách, việc này vô tình đã đã làm tổn thương các mô nhạy cảm ở trong tai, việc này đã tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào ống tai và gây ra nhiễm trùng.
Nguyên nhân thứ hai, cậu ta thường xuyên sử dụng tai nghe trong một thời gian dài, chiếc tai nghe đã ngăn chặn sự lưu thông gió tự nhiên của ống tai và khiến độ ẩm trong tai của cậu tăng cao. Với sự kết hợp của hai yếu tố trên đã tạo ra một môi trường sống phù hợp để nấm mốc phát triển.
Hiện tại, cậu bé 10 tuổi này đang được điều trị và sẽ sớm hồi phục hoàn toàn trong vài tuần tới. Mặc dù vậy, các bác sĩ cảnh báo rằng không nên coi nhẹ căn bệnh nấm ống tai vì nếu không được điều trị kịp thời thì nó có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng cho tai, đỉnh điểm là mất đi thính lực.
Khi sử dụng tai nghe chúng ta cần lưu ý nhưng vấn đề sau, để đôi tai luôn khoẻ mạnh.
Không sử dụng chung tai nghe, vì việc này tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Dễ bị lây nấm tai, Nấm tai là một bệnh lý tai mũi họng phổ biến ở mọi lứa tuổi và dễ lây lan qua việc dùng chung các dụng cụ qua tai như tăm bông, que lấy ráy tai và cả tai nghe. Khi bị nấm tai, bạn sẽ cảm thấy ngứa, sưng, đau trong tai rất khó chịu, nếu không được chữa trị triệt để sẽ ảnh hưởng tới khả năng nghe của tai.
Vi khuẩn, virus gây bệnh, Tai là nơi trú ẩn của rất nhiều loài vi khuẩn, chỉ một mẩu ráy tai nhỏ xíu cũng chứa tới háng tá thứ không thể kể tên được rồi. Khi đeo tai nghe đặc biệt là các loại earbud có mút cao su sẽ khiến cho cửa tai bị bít lại. Trong khoảng thời gian đó, đường lưu thông khí sẽ bị chặn tạm thời, nếu quá lâu và thường xuyên sẽ khiến nhiệt độ, độ ẩm trong tai tăng lên tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi nảy nở.
Thậm chí việc nhét tai nghe vào tai cũng có thể khiến lượng vi khuẩn trong tai bạn tăng lên bởi không có gì đảm bảo chiếc tai nghe của bạn hoặc ai đó sạch sẽ khi nó được quăng quật ở khắp mọi nơi.
Tóm lại, việc mượn/cho mượn tai nghe sẽ khiến cả hai truyền vi khuẩn trong tai cho nhau và khiến cả hai đều trở thành kẻ bị hại. Việc đeo tai nghe thường xuyên có thể sẽ khiến cho số lượng vi khuẩn trung bình có mặt trong tai tăng lên gấp 11 lần.
Nếu không thể tránh né việc mượn hoặc cho mượn tai nghe thì các bạn nên sử dụng giấy mềm thấm dung dịch vệ sinh hoặc cồn vệ sinh chúng trước và sau khi sử dụng để diệt khuẩn.
Ngoài ra việc đeo tai nghenghe với âm lượng lớn, giảm thính lực ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Mất tập trung khi lái xe dễ gây tai nạn cho bản thân và người khác.
Đeo tai nghe đúng cách
Cách đeo tai nghe được nhà sản xuất khuyên là đeo tai nghe vòng qua tai. Với cách này bạn chỉ cần nhét tai nghe vào trong tai, vòng dây qua vành tai và ra sau lưng. Tối đa bạn chỉ nên sử dụng tai nghe 2 tiếng/ngày để bảo vệ sức khỏe cũng như thính giác.
Đồng thời, bạn hãy chọn loại tai nghe phù hợp với mình, không chọn loại quá lớn vì sẽ gây đau tai, cũng không chọn loại quá nhỏ vì sẽ làm lọt âm ra ngoài.
Vệ sinh tai nghe định kỳ
Một chiếc tai nghe có thể chứa rất nhiều bụi bẩn, mồ hôi sau khi sử dụng một thời gian. Để giữ cho tai nghe luôn sạch, bạn nên thường xuyên vệ sinh tai nghe của mình, tốt nhất là 1 tháng/lần bằng cách sau. (Lưu ý: tai nghe vẫn là đồ điện tử nên cố gắng vệ sinh tránh những bộ phận có liên quan đến vi mạch tiếp xúc với chất lỏng).
Dụng cụ:
- Bàn chải
- Tăm bông, khăn giấy
- Cồn tẩy rửa (rubbing alcohol, bán ngoài hiệu thuốc)
- Xà phòng, nước ấm
Cách thực hiện:
Bước 1: Dùng bàn chải sạch và khô để vệ sinh nhẹ nhàng những lớp bụi bẩn bám trên tai nghe.
Cách vệ sinh tai nghe sạch sẽ, bền lâu
Bước 2: Dùng tăm bông chấm vào cồn và lau kĩ các chi tiết nhỏ của tai nghe.
Bước 3: Thấm một ít cồn vào miếng khăn giấy và lau dây tai nghe.
Bước 4: Riêng với những tai nghe có nút cao su, bạn tháo rời phần nút này và ngâm trong nước xà phòng ấm 20 phút rồi rửa lại bằng nước và để ráo trước khi lắp lại.
Việc lạm dụng việc đeo tai nghe trong thời gian dài đã được các chuyên gia y tế cảnh báo. Nếu phát hiện bất thường phải thăm khám chuyên khoa ngay để có hướng chữa trị kịp thời, tránh để xảy ra các tổn thương trong ống tai, dẫn đến nguy cơ mất thính lực.
Thế Hiệp (Tổng Hợp)