Tuy nhiên, do hoạn quan thời bấy giờ thế lực rất lớn, thành ra rất nhiều hoạn quan ỷ thế ức hiếp dân thường, tới lầu xanh vui chơi rồi không trả tiền mà quay về cung.
Thế nên, trong lịch sử mới ghi lại câu chuyện thú vị về việc kỹ nữ xông vào tận cung cấm đòi tiền tình phí của hoạn quan. Chuyện kể rằng vào những năm dưới thời vua Vạn Lịch nhà Minh, trong cung người ta tra ra một người phụ nữ giả nam vào cung làm thái giám. Sau khi tra hỏi, người phụ nữ này mới khai ra sự thật. Hóa ra, cô ta vốn là một kỹ nữ trong kinh thành, qua lại với một hoạn quan trong cung đã lâu.
Tuy nhiên, gần đây viên hoạn quan này không trả tiền vui vẻ cho cô ta nữa, rồi trốn luôn trong cung không chịu ló mặt ra ngoài. Không còn cách nào khác, cô kỹ nữ bèn giả làm nam giới vào cung để đòi tình phí.
Trong vở kịch Điện trường sinh thời nhà Nguyên có miêu tả lại cảnh các cung nữ và thái giám cùng nhau xem trộm cảnh Đường Huyền Tông và Dương Quý Phi cùng tắm chung.
Theo miêu tả của vở kịch này thì khi hai cung nữ đang nhìn trộm Đường Huyền Tông và Dương Quý Phi tắm thì bị một thái giám bước tới từ phía sau trêu chọc: "Hai chị xem thật là vui vẻ nhỉ, hãy để cho tôi xem cùng với nào. Hai cung nữ bị bắt quả tang, giật mình quay lại nói: "Chung tôi hầu nương nương tắm thì có gì mà vui vẻ?
Viên thái giám cười nói: "Chỉ sợ các chị không phải hầu nương nương tắm mà là đứng đây để nhìn trộm hoàng thượng thôi! Màn kịch này cho thấy, trong chốn cấm cung, khi hàng ngàn vạn người phụ nữ chỉ trông chờ ơn mưa móc của một mình Hoàng đế, thì khát vọng được thỏa mãn nhu cầu sinh lý ở họ là rất lớn.
Do vậy, việc các cung nữ tuổi mới mười sáu đôi mươi, đang độ tuổi tràn đầy sức sống lại phải sống trong cung cấm, cả ngày phục dịch, không được gặp cha mẹ, cũng chẳng được tâm sự cùng người trong mộng tìm tới các thái giám để thỏa mãn nhu cầu ái ân cũng là chuyện hợp tình hợp lý.
Mặc dù mối quan hệ giữa hoạn quan với kỹ nữ hay các cung nữ dù có chút dị thường, xong vẫn được nhiều người đồng tình. Bởi lẽ, xét đến cùng, hoạn quan, cung nữ hay kỹ nữ đều là những người có hoàn cảnh bi đát nhất trong xã hội phong kiến.
Một người bị cắt bỏ bộ phận sinh dục, mất đi khả năng đàn ông, một người bị bắt khỏi gia đình vào cung phục dịch quanh năm, còn một người thì phải bán thân nuôi miệng.
Luật nay: Có thể khởi kiện đòi nợ bất cứ lúc nào
Việc họ vì lý do này hay lý do khác tìm đến với nhau dẫu sao vẫn là đáng thương hơn là đáng trách. Ngược lại, việc các hoạn quan dựa vào quyền thế của mình, ức hiếp người vô tội, cướp vợ của những người yếu thế thì lại là chuyện khiến người ta cảm thấy căm ghét.
Nhưng rõ ràng, việc đi đòi nợ của các kỹ nữ xưa là sự thật và các hoạn quan phải trả tiền là đúng. Chỉ có điều thời đó, việc các kỹ nữ đi đòi nợ chưa được pháp luật bảo vệ.
Chiếu theo các quy định của pháp luật ngày nay thì việc đi đòi nợ đã được các chế tài của pháp luật bảo vệ. Theo quy định tại khoản 1 Điều 159 Bộ luật Tố tụng dân sự (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2011), thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu tòa giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Để thi hành đúng và thống nhất về thời hiệu khởi kiện, ngày 3/12/2012 Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP. Cụ thể tại khoản 3 Điều 23 Nghị quyết quy định: Đối với tranh chấp dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự (hợp đồng vay tài sản, hợp đồng gửi giữ tài sản, thuê tài sản, thuê khoán tài sản, hợp đồng gia công, hợp đồng vận chuyển, hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất, hợp đồng thuê quyền sử dụng đất, hợp đồng thuê lại quyền sử dụng đất) thì giải quyết như sau:
a) Đối với tranh chấp phát sinh từ giao dịch dân sự thì áp dụng thời hiệu quy định trong văn bản quy phạm pháp luật tương ứng đối với loại giao dịch đó.
b) Đối với tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, về đòi lại tài sản, đòi lại quyền sử dụng đất do người khác quản lý, chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện.
Như vậy, với các quy định nêu trên, khi tranh chấp hợp đồng vay tiền (đối với nợ gốc), chủ nợ có quyền khởi kiện bất cứ lúc nào vì pháp luật không quy định về thời hiệu khởi kiện. Do vậy, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, nếu việc thương lượng không đạt kết quả, các kỹ nữ có quyền nộp đơn khởi kiện tại tòa án nơi các hoạn quan cư trú để được xem xét, giải quyết.
Tường Linh