Ngôi đền cổ gắn với nhiều truyền thuyết
Dưới cái nắng nhàn nhạt của một buổi chiều mùa thu tháng 10, PV Người Đưa Tin Pháp Luật có mặt tại Đền Cao (thôn Đại, xã An Lạc, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương). Sau khi đi hết 113 bậc gạch trải dài từ chân núi lên, trước mắt chúng tôi là một khoảng sân nhỏ.
Theo tìm hiểu, ngôi đền linh thiêng này là một trong bốn ngôi đền nằm trong khu di tích được được Bộ VHTTDL xếp hạng di tích lịch sử văn hóa năm 1989 và di tích quốc gia năm 2018. Qua giọng kể trầm ấm của bà Dương Thị Phu, thủ nhang đền Cao, nhiều thông tin ly kỳ dần được hé lộ.
Bà Phu cho biết, ngôi đền cổ kính, linh thiêng này được xây dựng vào năm 981 và được trùng tu lần gần nhất vào thời nhà Nguyễn. “Đền Cao được xây dựng từ thế kỷ thứ 10 (năm 981), tọa lạc trên đỉnh núi Thiên Bồng, giữa quần thể với 99 ngọn núi. Đền dựa lưng vào dãy núi Voi, hướng mặt về phía dòng Nguyệt Giang. Bao bọc xung quanh là rừng lim cổ thụ từ lâu đời. Nơi đây thờ 5 vị tướng họ Vương đã có công lớn giúp vua Lê Đại Hành giành chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược năm 981 ”, bà Phu giới thiệu.
Hướng ánh mắt đầy thành kính về phía ngôi đền, bà Phu cho biết, theo truyền thuyết mà cha ông truyền lại, vào thời Đinh có hai vợ chồng ông Vương Đức Tĩnh và bà Đào Thị Thanh gốc ở Nga Sơn phủ Hà Trung tỉnh Thanh Hoá. chuyển đến Dược Đậu Trang sinh sống (nay là xã An Lạc). Sau thời gian dài không có con, ông bà sinh được 5 người con là Vương Thị Đào, Vương Thị Liễu, Vương Đức Minh, Vương Đức Xuân, Vương Đức Hồng.
Năm người con lớn lên học hành binh thư, chữ nghĩa rất tinh thông. Một hôm hai ông bà về quê hương bản quán, đến bến đò Thần Phù (Thanh Hoá), không may gặp bão đắm thuyền và mất tại đó vào ngày mồng 6-3.
Với giọng nói truyền cảm, bà kể tiếp, năm 981, giặc Tống xâm phạm nước ta, vua Lê Đại Hành đưa quân đi đánh giặc qua Dược Đậu Trang (An Lạc hiện nay) nhận thấy dân cư ở đây thuần hậu, địa thế hiểm yếu, nhà Vua liền cho lập đồn trại đóng quân tại đây. Hàng ngày, vua thấy những người con họ Vương đi ngang qua bèn thử tài và chiêu dụng. 5 anh em họ Vương cùng xin vua đi đánh giặc và giành thắng lợi vẻ vang, sau đó nhà vua cho xây đền thờ phụng.
Nhẹ vuốt lại những lọn tóc bay phất phơ trong gió, bà Phu mỉm cười và cho biết ngôi đền này còn có một giai thoại khác liên quan đến cái bướu hình mặt cáo mà dân gian lưu truyền và gọi là “ngài cáo” ngự trên một cây lim cổ thụ. Nhìn từ xa, cái bướu có hình dạng mặt cáo đang há miệng với đầy đủ tai, mắt và mũi nhìn rất bí hiểm và đầy kỳ quái.
“Báu vật nghìn năm và câu chuyện ôm cây quyết tử bảo vệ rừng”
Theo bà Phu, đền Cao nằm giữa rừng lim cổ thụ hơn nghìn năm qua. Rừng lim này được người dân làng Đại và cả xã An Lạc coi là báu vật vô giá: “Theo các cụ kể lại, rừng lim trải dài đến tận Quảng Ninh nhưng hiện nay, chỉ có 54 cây cổ thụ còn sót lại. Chúng tôi coi rừng lim này là báu vật vô giá mà các bậc tiền nhân để lại và quyết bảo vệ rừng đến cùng”.
Hướng ánh mắt về phía rừng lim cổ thụ ấy, bà Phu tâm sự rằng vào khoảng những năm 1950 đến 1960 của thế kỷ trước, người dân thôn Đại cũng như cả xã An Lạc đã từng liều chết để bảo vệ rừng lim.
“Thời điểm đó, chính quyền xã có chủ trương đốn hạ rừng lim và phá bỏ một số di tích trong đền. Không ai bảo ai, các bậc cao niên trong làng, trong xã cũng như người dân ngày đêm thay phiên nhau ôm gốc cây. Rừng lim đối với chúng tôi có từ lâu, gắn bó mật thiết trong cuộc sống với mỗi người dân. Thêm nữa, rừng lim này cũng gắn liền với truyền thuyết về sự ra đời của 12 dòng họ của làng nên chúng tôi càng quyết tâm giữ gìn, bảo vệ”, bà Phu chia sẻ.
Chưa dừng lại ở đó, các bô lão còn kiến nghị lên cấp trên và cuối cùng rừng lim không bị chặt, người dân ở đây mừng rơi nước mắt.
Ngoài việc chăm sóc, bảo tồn rừng lim quý, bà Phu cho biết rằng không có ai dám chặt phá bởi những cây lim nơi đây được cho là rất linh thiêng. Theo bà Phu, vào một năm, nước ta có một cơn bão to đổ bộ, mọi người đều lo những cành to ở cây sim mọc cạnh hậu cung sẽ đổ xuống mái. Tuy nhiên, điều kỳ lạ đã xảy ra khi hai cành lim vươn dài trên nóc hậu cung bỗng nghiêng về hai hướng khác nhau chứ không gãy hay rơi xuống nóc cung cấm.
Theo tìm hiểu, đền Cao hiện còn lưu giữ 12 đạo sắc phong làm bằng giấy có kích thước 80cm x 50cm được cuộn tròn đựng trong ống thư ghi nhận công lao của 5 anh em nhà họ Vương; 1 bản ngọc phả làm bằng giấy dó ghi sự tích của 5 vị, 2 chiếc áo gồm 1 chiếc áo chầu, 1 chiếc áo ngự. Tuy nhiên, chỉ ngày 15 tháng 3 âm lịch hàng năm gọi là ngày “phơi sắc”, những đồ thờ trong gian hậu cung được đem ra phơi