Cũng giống như làng sừng Thụy Ứng (Thường Tín, Hà Nội), đến đầu làng Đô Hai đã nghe tiếng chà, tiếng cắt phát ra từ các hộ gia đình chế tác sừng mỹ nghệ. Làng sừng Đô Hai có từ hàng trăm năm nay. Hiện làng có hơn trăm hộ sản xuất phục vụ cho các tỉnh miền bắc và xuất khẩu sang nước ngoài.
Được truyền nghề từ cha ông để lại, anh Nguyễn Văn Đệ (46 tuổi) đã gắn bó với nghề hơn 20 năm nay và ngày một mở rộng quy mô sản xuất. “Tôi đang tính trong thời gian tới sẽ xin tài trợ của nước ngoài để mở lớp giảng dạy cho con em tàn tật trong vùng có thêm việc làm để tự nuôi sống bản thân”. Anh Đệ cho biết.
Làng sừng Đô Hai có 325 hộ, với 1042 nhân khẩu trong đó chiếm tới 85% làm sừng mỹ nghệ. Đa số các hộ gia đình mua sừng, móng chân trâu bò về làm rồi xuất bán.
Sừng, móng chân trâu, bò được mua từ các nơi trong cả nước hoặc phải nhập khẩu từ nước ngoài.
Được ngâm bằng nước lã từ 12- 24 tiếng (tùy thuộc vào sừng dày hay mỏng) rồi vớt ra để ráo rồi chế tác.
Công đoạn chế tác từ chiếc sừng thô đòi hỏi người thợ phải khéo tay, có tính trìu tượng và trải qua hơn 10 công đoạn từ cạt phá, đánh giấy ráp, cắt, khoan… để có các bộ phận để lắp ráp.
Tất cả công đoạn này đều làm bằng tay trần nên người làm phải rất cẩn thận. Anh Đệ cho biết: “Có lần suýt phải cắt bỏ cả ngón tay vì bị máy cắt gần đứt nhưng sau đó cứu được. Nếu đeo bao tay thì vướng nên rất khó làm”.
Ngày xưa khi chưa chưa có máy móc thì tất cả các công đoạn đều được làm thủ công nhưng ngày nay khi có máy móc thì nhũng sản phẩm làm ra ngày càng kỳ công và tinh xảo. Những chiếc sừng thô ráp được đánh bóng nhoáng.
Hơn 20 năm gắn bó đi làm thêm với nghề chị Quyên (42 tuổi) cho biết chị đi làm thuê tuy công không cao nhưng vì đam mê với nghề mà cha ông để lại nên quyết bám trụ với nghề.
Các mặt hàng làm từ sừng rất đa dạng nhưng chủ yếu là làm lược, đại bàng, rồng, phượng...
Giá mỗi sản phẩm như thế này xuất ra thị trường được 90 nghìn đồng.
Là nghệ nhân miệt mài chế tác sừng mỹ nghệ, ông Nguyễn Duy Ban (57 tuổi) cho biết khi mới 8 tuổi đã theo cha học nghề, với ông chế tác sừng đã ngấm vào máu thịt của mình.
Từ những chiếc sừng thô qua bàn tay nghệ nhân chúng trở nên sống động.
Chế tác tinh xảo…
Các bộ phận được làm y như thật
Theo nghệ nhân Nguyễn Duy Ban để làm được tác phẩm “ngũ hổ” như thế này ông làm trong vòng 10 ngày và tiêu tốn hết 15kg sừng.
Ông cũng cho biết thêm “Nghề này đang dần mai một theo thời gian bởi giá trị kinh tế mang lại không nhiều. Những thợ sáng tác ra mẫu mã cao tuổi không còn ai nữa”.
Văn Định