Kỳ dị loài kiến thích sưu tập đầu lâu của "kẻ thù" để trang trí tổ

Kỳ dị loài kiến thích sưu tập đầu lâu của "kẻ thù" để trang trí tổ

Ngạc Kim Giang

Ngạc Kim Giang

Thứ 2, 09/11/2020 06:47

Các nhà khoa học đã vô cùng bất ngờ khi phát hiện tập tính đặc biệt trong việc “trang trí” tổ của loài sinh vật này.

Formica archboldi, loài kiến xuất hiện chủ yếu ở khu vực Đông Nam nước Mỹ, có sở thích khá dị là “sưu tầm” đầu của một loài kiến khác.

Phần lớn các loài kiến đều rất sạch sẽ. Chúng luôn dọn dẹp chất thải, xác kiến thợ, thức ăn thừa mang ra ngoài tổ và chất thành đống, nơi có chức năng như một nghĩa trang. Mục đích là để bảo vệ kiến chúa khỏi bị nhiễm trùng.

Dân sinh - Kỳ dị loài kiến thích sưu tập đầu lâu của 'kẻ thù' để trang trí tổ
Dân sinh - Kỳ dị loài kiến thích sưu tập đầu lâu của 'kẻ thù' để trang trí tổ (Hình 2).

Kiến Formica archboldi có tập tính đặc biệt là "sưu tầm" đầu con mồi .

Tuy nhiên Formica archboldi thì không như thế. Trong tổ của chúng có rất nhiều bộ phận cơ thể của loài kiến khác, đặc biệt là “đầu lâu". Cụ thể, trong một nghiên cứu, Adrian Smith (Trưởng phòng thí nghiệm Nghiên cứu Hành vi và Sinh học Tiến hóa tại Bảo tàng Khoa học Tự nhiên Bắc Carolina) cho biết, qua phân tích có thể thấy loài kiến này biết cách tạo ra một lớp sáp bao phủ bề mặt tổ. Nạn nhân của chúng sẽ được cố định bởi một loại axit có kết dính rất bền. "Hành vi đặc biệt này chính là nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của đầu các loài kiến khác như vật trang trí trong tổ của kiến Formica archboldi”, nghiên cứu cho hay.

Có nguồn gốc từ Florida, Formica arboldi là một loài “kiến ăn kiến”. Chúng đặc biệt thích ăn thịt kiến bẫy hàm (kiến tên lửa), loài không chỉ to lớn hơn chúng mà còn sở hữu lực cắn và cú chích mạnh.

Mặc dù không có ngòi chích nhưng bù lại Formica arboldi có thể phun ra axit formic khiến con mồi đau đớn, mất hoàn toàn khả năng hoạt động. Do đó chúng dễ dàng hạ gục kiến hàm bẫy trong cuộc chiến một đấu một. Trung bình, một con Formica sẽ kết liễu 2 hoặc 3 con kiến hàm bẫy mỗi ngày.

Về đặc tính sưu tầm đầu đồng loại, một số nhà nghiên cứu cho rằng đầu kiến bẫy hàm không thể tiêu hóa hoặc phân hủy. Đó là phần cứng nhất của bộ xương ngoài, nên bị kiến Formica bỏ lại sau khi ăn. Ý kiến khác lại cho rằng chúng giữ đầu nạn nhân để bẫy con mồi tiếp theo. Loài kiến vốn nhận ra đồng loại dựa trên tín hiệu hóa học. Việc giữ xác kiến bẫy hàm bên trong tổ là cách để bắt chước mùi hương hóa học của loài này.

Họ hàng của kiến Formica archboldi cũng được biết đến với hành vi tấn công tổ các loài kiến khác, giết chết kiến chúa và mang trứng về tổ nuôi làm kiến thợ.

Mặc dù đã được nghiên cứu từ 60 năm qua, nhưng tập tính độc đáo của kiến Formica gần đây mới được nghiên cứu và chia sẻ rộng rãi. Hiện, các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục tìm hiểu nhiều điều thú vị khác xung quanh loài kiến kỳ lạ này.

Minh Hoa (t/h)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.