Kỳ lân công nghệ và câu chuyện “đầu tư” vào nhân sự

Kỳ lân công nghệ và câu chuyện “đầu tư” vào nhân sự

ctv ban tk

ctv ban tk

Thứ 2, 29/04/2024 07:15

Một trong những nhân tố cốt yếu cho mục tiêu phát triển bền vững là nhân tố con người và thúc đẩy chuyển đổi số. VNG là công ty công nghệ hàng đầu Việt Nam luôn quan tâm đến phát triển nhân sự. “Phát triển con người là mục tiêu quan trọng, thậm chí còn vượt trên chuyện xây dựng sản phẩm”- CEO Lê Hồng Minh khẳng định.

VNG là nhà phát hành game hàng đầu Việt Nam hiện nay. Họ cũng cung cấp dịch vụ ví điện tử, công nghệ đám mây, đồng thời sở hữu ứng dụng Zalo - nền tảng nhắn tin phổ biến nhất Việt Nam hiện nay với 75 triệu người dùng. Trong cuộc trả lời phỏng vấn AFP ông Lê Hồng Minh nói: "Tôi thử thách đội ngũ game bằng cách nói rằng trong vòng 3 đến 5 năm tới, chúng tôi cần trở thành một công ty game toàn cầu".

Khởi nghiệp với đội ngũ 5 nhân sự của Vinagame - tiền thân của VNG, họ đã đi khắp đất nước bằng xe máy để dán áp phích giới thiệu về game trực tuyến đầu tiên của mình, và cũng là đầu tiên của Việt Nam, ở 5.000 địa điểm cafe Internet. Hiện nay, VNG đã chuyển sang lĩnh vực fintech và trí tuệ nhân tạo (AI), với sứ mệnh cho thế giới thấy Việt Nam và các kỹ sư của Việt Nam có khả năng làm được những gì.

Vì lý tưởng của những người khởi sướng, VNG tạo cơ hội và điều kiện để mỗi nhân viên được khám phá năng lực của bản thân thông qua tham gia vào các dự án, các công việc đa dạng về lĩnh vực và độ khó. Việc đào tạo trực tiếp dựa trên công việc thực tế cho phép nhân viên bắt nhịp nhanh, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn thực chất đồng thời tạo ra không gian làm việc sáng tạo, mới mẻ cho từng thành viên.

Kinh tế - Kỳ lân công nghệ và câu chuyện “đầu tư” vào nhân sự

Bà Trần Xuân Ngọc Thảo - Giám đốc Nhân sự và Truyền thông - Công ty Cổ phần VNG

Bà Trần Xuân Ngọc Thảo - Giám đốc Nhân sự và Truyền thông - Công ty Cổ phần VNG chia sẻ: “Hoạt động trong lĩnh vực công nghệ liên tục vận động, công ty luôn chú trọng tìm tòi và thử nghiệm những hướng đi mới. Những hướng đi này đòi hỏi đội ngũ nhân sự tư duy khác biệt, chủ động và do đó, nhân sự luôn được trao cơ hội trở thành những người “khai phá”.

Sau khi chứng kiến sự biến đổi mà Internet tạo ra với Việt Nam trong thời thơ ấu, VNG cho rằng đã đến lúc phải có một thử thách mới. Và, để vượt lên chính mình, khẳng định bản lĩnh doanh nghiệp thì chiến lược phát triển nhân sự, bồi dưỡng nhân tài luôn là nhiệm vụ then chốt. “Phát triển con người là mục tiêu quan trọng, thậm chí còn vượt trên chuyện xây dựng sản phẩm”- CEO VNG Lê Hồng Minh chia sẻ.

Theo bà Trần Xuân Ngọc Thảo để có đội ngũ nhân sự kế cận, đáp ứng sự phát triển của doanh nghiệp, VNG đã chú trọng nuôi dưỡng và phát triển thế hệ nhân tài đa quốc gia. Các chương trình tuyển dụng và đào tạo fresher của VNG hấp dẫn ở nhiều nhóm ngành (công nghệ/kinh tế/marketing), song song với các chương trình đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ quản lý và lãnh đạo. “Số liệu tháng 9/2023, hơn 10% nhân sự tại VNG làm việc trên 10 năm, trong đó có những thành viên gắn bó trên 15 năm, đó là con số khá ấn tượng với doanh nghiệp công nghệ”, bà Thảo nói.

“Chúng tôi luôn đề cao giá trị chia sẻ và hướng dẫn thế hệ sau từ những nhân sự đi trước”, bà Thảo khẳng định. Thực tế, VNG đã mở các khóa đào tạo An toàn không gian mạng, kỹ năng sử dụng các công cụ hỗ trợ vận hành công việc; Khóa đào tạo chủ động trên nền tảng online (e-learning): 600 nhân sự với hơn 11.000 giờ học, nhân viên VNG được khuyến khích tham gia vào các lớp học trên các nền tảng đào tạo trực tuyến với quyền lợi được cung cấp tài khoản miễn phí; Hàng trăm buổi trao đổi của các Huấn luyện viên…

Bên cạnh đó, doanh nghiệp đã tăng cường mạng lưới đối tác với các trường Đại học, tổ chức nhiều chương trình phối hợp sáng tạo, mới mẻ, nhằm tiếp cận với các ứng viên tài năng ngay từ khi còn trên ghế nhà trường.

Kinh tế - Kỳ lân công nghệ và câu chuyện “đầu tư” vào nhân sự (Hình 2).

UpRace Day 2023 diễn ra tại Tp.HCM

VNG luôn đặt trọng tâm phát triển bền vững, tạo giá trị cho cộng đồng trong tất cả hoạt động kinh doanh. Đặc biệt, các hoạt động CSR luôn được lồng ghép trong chính các hoạt động kết nối văn hóa nội bộ. Là doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Việt Nam, VNG luôn tận dụng sức mạnh công nghệ và nguồn lực con người để phát triển các sáng kiến CSR, kiến tạo giá trị bền vững cho cộng đồng.

Một trong những sáng kiến CSR nổi bật của VNG phải kể đến là UpRace. Đây là mô hình đầu tiên tại Việt Nam kết hợp sáng tạo 3 yếu tố: nền tảng công nghệ, phong trào chạy bộ với hoạt động thiện nguyện. Trải qua 6 năm tổ chức, UpRace đã trở thành sự kiện chạy bộ thiện nguyện có sức ảnh hưởng bậc nhất tại Việt Nam với sự tham gia của hơn 620.000 người, ghi nhận gần 25 triệu km chạy và quyên góp được gần 32 tỷ dồng cho các tổ chức xã hội thụ hưởng như Newborns Vietnam, Operation Smile Vietnam, GreenViet, Hội bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam,…

Kinh tế - Kỳ lân công nghệ và câu chuyện “đầu tư” vào nhân sự (Hình 3).

UpRace Day 2023 diễn ra tại Tp.HCM

“Với VNG, UpRace không phải chỉ là 1 sự kiện, một cuộc thi gắn liền với thương hiệu VNG hay một doanh nghiệp nào khác. UpRace ra đời xuất phát từ mong muốn nền tảng và dự án UpRace sẽ thực sự thuộc về cộng đồng, những người đam mê chạy bộ và muốn cống hiến những giá trị tốt cho xã hội” – CEO VNG Lê Hồng Minh nhấn mạnh.

Kinh tế - Kỳ lân công nghệ và câu chuyện “đầu tư” vào nhân sự (Hình 4).

VNG Campus chào đón các bạn sinh viên tham quan.

Bên cạnh đó, trong năm 2023, VNG công bố Quỹ từ thiện cộng đồng người sử sụng Internet Việt Nam (VNIF) chính thức đổi tên Quỹ Kiến tạo Ước mơ (tên tiếng Anh là Dream Maker Foundation), hoạt động dưới dự bảo trợ của VNG, không vì mục đích lợi nhuận, nhằm hỗ trợ công dân, tổ chức Việt Nam trong lĩnh vực Y tế, Giáo dục và Công nghệ, đặc biệt là trẻ em, người già, các điểm trường, cơ sở y tế ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo.

Minh Khánh

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.