Kỷ lục gia trí nhớ Thế giới: Tình yêu giống như hai người kéo một sợi “dây thun”

Kỷ lục gia trí nhớ Thế giới: Tình yêu giống như hai người kéo một sợi “dây thun”

Hoàng Thị Bích

Hoàng Thị Bích

Thứ 7, 09/06/2018 16:22

Theo kỷ lục gia trí nhớ thế giới Dương Anh Vũ, sau mỗi cuộc tình đổ vỡ, giá trị thu được có sự khác nhau giữa người tiêu cực và tích cực. Người tích cực thì xem tình cũ là kinh nghiệm để có một tình yêu mới tốt hơn, còn đối với người tiêu cực thì mọi thứ chỉ còn lại hận thù.

Mới đây, vụ án nam thanh niên nhẫn tâm sát hại người yêu cũ rồi chặt xác phi tang ở quận Gò Vấp, TPHCM một lần nữa khiến cho dư luận bàng hoàng trước cách hành xử của giới trẻ khi tình yêu đổ vỡ.  Đã có không ít những ý kiến bày tỏ nỗi sợ hãi khi bắt đầu yêu, và bên cạnh đó nhiều người đã tranh luận: “Có nên yêu mù quáng, cuồng si?”.

Kỷ lục gia trí nhớ Thế giới: Tình yêu giống như hai người kéo một sợi “dây thun”

Kỷ lục gia trí nhớ Thế giới Dương Anh Vũ cho rằng tình yêu giống như hai người kéo sợi dây thun.

Trước sự việc đau lòng này, PV báo Người Đưa Tin đã trao đổi nhanh với Kỷ lục gia trí nhớ Thế giới Dương Anh Vũ. Theo anh: “Tình yêu giống như hai người kéo một sợi “dây thun”, nếu một người buông, người còn níu giữ sẽ cảm thấy đau đớn”.

Anh phân tích rằng: “Nhìn nhận về khoa học tâm lý, khi kết thúc một chuyện tình, chắc chắn cả 2 đều sẽ cảm thấy đau buồn, nhưng khung thời gian thì có sự khác nhau giữa nam và nữ. Đối với nữ giới, cảm xúc đau buồn diễn ra ngay lập tức, họ khóc lóc, họ bỏ ăn, họ mất ngủ, họ tiều tuỵ… nhưng ngay sau đó các cô gái mau chóng bắt đầu lại với triết lý: “Đừng buồn vì bạn không có người ấy, mà hãy để người ấy buồn khi không có bạn”.

Cho nên, bạn sẽ không thấy lạ khi nhiều cô gái lại xinh đẹp hơn, cá tính hơn, mạnh mẽ hơn sau khi chấm dứt một cuộc tình, đặc biệt là khi bị phản bội. Đây là một sự trả thù nhẹ nhàng, ngọt ngào, không gây đau đớn về thể xác nhưng sự đau đớn về tinh thần dành cho đối phương nó sẽ dai dẳng như bài hát “Subterranea” của “Thomas Edward Yorke”.

Còn đối với những chàng trai thì ngược lại, sau khi “chấm dứt một cuộc tình”, ngay lập tức họ tìm cách khoả lấp cảm xúc yêu đương bằng những cuộc vui bên bạn bè, những cuộc chè chén hay lao vào công việc… và chẳng ai thấy họ giống như một kẻ thất tình cả.

Kỷ lục gia trí nhớ Thế giới: Tình yêu giống như hai người kéo một sợi “dây thun” (Hình 2).

Khi kết thúc một chuyện tình cả hai đều sẽ cảm thấy đau đớn.

Nhưng một thời gian sau, khi ở một mình, ký ức sẽ đủ điều kiện gặm nhấm tinh thần của họ. Sự tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài như: Sự thất nghiệp, công việc bấp bênh, ít bạn bè, người thân không quan tâm… sẽ “bồi” thêm những nhát dao vào nỗi đau của người đàn ông. Đó là điều kiện lý tưởng để “sự tiêu cực” đâm chồi nảy lộc.

Mọi thứ sẽ đạt đến cực đại khi một ngày nọ, họ thấy người tình cũ thật xinh đẹp, đang tay trong tay hạnh phúc với một anh chàng khác, và anh chàng ấy đẹp trai hơn mình, giàu có hơn mình, tốt hơn mình... và điều này càng tồi tệ hơn nữa khi hiện giờ họ vẫn chưa có tình mới, hoặc người mới không thể bằng người cũ.

Nếu nhìn vấn đề này dựa trên “Khoa học trí não”, phía trên thân não của chúng ta có một nhóm các dây thần kinh gọi là RAS (Reticular Activating System). Mọi hình ảnh thông tin của thế giới bên ngoài trước khi đến trung tâm xử lý của não đều phải đi qua cơ quan này, có nghĩa là RAS giữ vị trí như là một kẻ “gác đền”, nó chỉ cho những thông tin mà cơ thể của nó cảm thấy thiết yếu đi qua. Có nghĩa là RAS giải quyết các vấn đề dựa trên “niềm tin” của chính nó chứ không phải dựa trên “một sự thật tuyệt đối”, và đương nhiên niềm tin của mỗi con người có thể sai hoặc đúng.

Đôi khi RAS thậm chí còn bóp méo hiện thực để khít với suy nghĩ của chúng ta. Cho nên nhiều lúc bạn sẽ cảm thấy “sự thật không quan trọng bằng niềm tin”. Trong vụ án “giết người tình và phân xác” này thì sự tiêu cực ở người đàn ông đã mất kiểm soát, được đẩy lên cao trào và duy trì trong một thời gian dài đủ để RAS của kẻ ấy tin vào những suy nghĩ tiêu cực của bản thân là đúng, đại loại như là “mọi tội lỗi đều nằm ở người tình cũ” hay “người tình cũ đã giết chết cuộc đời của anh ta”...  Những hành động và suy nghĩ được lập đi lập lại liên tục nó sẽ tạo thành thói quen, thói quen một khi được duy trì sẽ hình thành nên niềm tin”.

Kỷ lục gia trí nhớ Thế giới: Tình yêu giống như hai người kéo một sợi “dây thun” (Hình 3).

Không ai mãi hạnh phúc và cũng không ai mãi bất hạnh.

“Thượng đế không tạo ra số phận cho con người, mà chính niềm tin của con người mới tạo ra tất cả. Một niềm tin sai trái không chỉ giết chết một cuộc đời mà còn có thể làm tổn hại đến nhiều cuộc đời khác.

Bạn sẽ khó mà có thể bắt đầu viết chương tiếp theo của đời mình khi mà bạn cứ đọc mãi những chương trước đó. Như đại văn hào người Pháp, Alexandre Dumas từng viết trong tác phẩn Bá tước Monte Cristo: “Trên đời này không có hạnh phúc và cũng không có sự bất hạnh, nó là sự chuyển biến từ trạng thái này sang trạng thái khác”. Không ai mãi hạnh phúc và cũng không ai mãi bất hạnh, hãy luôn chuẩn bị tâm thế để đón nhận mọi thứ”. Từ những phân tích trên, kỷ lục gia trí nhớ đưa ra lời khuyên cho những người đang tin và cuồng yêu một cách thái quá.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.