Khi ăn dặm trẻ nhỏ rất dễ bị hóc khi ăn phải thức ăn cứng, hoặc thức ăn dạng lỏng mềm gây khó thở, sặc sụa, tím tái nếu không xử lý kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Vậy cha mẹ nên làm gì để hạn chế con bị hóc khi ăn dặm? Sau đây là những kỹ năng đơn giản nhưng có thể hạn chế tối đa tình trạng trẻ bị hóc khi ăn dặm các bậc phụ huynh tham khảo nhé.
Lựa chọn thực phẩm cho trẻ ăn dặm
Cho con ăn gì trong quá trình ăn dặm luôn là bài toán đau đầu của các mẹ. Ăn gì lành mạnh, ăn gì khoa học, hay thậm chí, ăn gì để không bị hóc.
Sau đây là một số lưu ý khi chọn thực phẩm cho trẻ ăn dặm
- Mẹ không nên cho con ăn bơ lạc hay các loại hạt. Việc cho con ăn cả quả nho, bỏng ngô hay đậu… chưa nấu kỹ đều gây nguy hiểm cho trẻ. Các loại kẹo cứng hay các thức ăn cứng khác cũng không an toàn cho trẻ tuổi ăn dặm.
- Nếu mẹ cho trẻ ăn phô mai hay thịt thì nên cắt theo chiều dọc để con nhai thử. Nếu cho con ăn dặm với trứng thì nên cho con ăn lòng đỏ trước cho dễ tiêu, sau đó 2 tháng có thể ăn cả lòng trắng.
- Trẻ từ 1 tuổi trở lên thì các mẹ có thể cắt nhỏ thức ăn để tránh bị hóc trong khi cho trẻ ăn dặm.
Nhận biết kịp thời trẻ bị hóc
Dấu hiệu cơ bản để các mẹ nhanh chóng nhận ra con mình đang bị hóc là khi trẻ đang ăn dặm bình thường bỗng trẻ không ăn nữa, ho đột ngột, ho dữ dội, da tái xanh, sặc sụa, tím tái, chân tay cứng đờ, không thể khóc, ú ớ, thì đó chính là lúc con đang bị hóc.
Nếu không xử lí kịp thời, bé hoàn toàn có thể bị ngừng thở và tử vong ngay lúc đó. Do đó, mẹ hãy cực kỳ cẩn thận trong khi cho con ăn dặm để hạn chế tối đa trường hợp không may xảy ra.
Xử lí kịp thời khi trẻ bị hóc
Nếu trẻ bị hóc nhẹ, trẻ có thể sẽ trớ, nôn ra hoặc nuốt vào. Nhưng nhiều trường hợp, trẻ không thể tự làm như vậy, cha mẹ cần nhanh trí dùng tay, đưa vào miệng của trẻ lấy ra đồ ăn đang mắc trong họng của bé. Nếu đồ ăn bị hóc quá sâu, mẹ nên đặt bé nằm sấp trong lòng, ấn đầu bé xuống thấp và đặt chân bé lên cao, giữ bé thật chặt bằng một tay và dùng tay kia đập vào giữa hai bả vai trẻ bằng lòng bàn tay đến khi miếng thức ăn rơi ra.
Trẻ ở độ tuổi từ 6 tháng đến 3 tuổi do các phản xạ đóng mở thanh quản để bảo vệ đường thở khi ăn uống và khi hít thở chưa thuần thục như người lớn nên trẻ con càng dễ bị hóc sặc khi ăn, cũng như khi chơi. Vì vậy trong mọi trường hợp, lời khuyên tốt nhất là các bậc phụ huynh cần để mắt tới những biểu hiện của trẻ.
Hi vọng với thông tin bổ ích trên các bậc cha mẹ biết nên làm gì để hạn chế con bị hóc khi ăn dặm và có giải pháp xử lý kịp thời tránh để lại những hậu quả nặng nề.
Bên cạnh đó cha mẹ có thể bổ sung cốm NutriBaby để giúp trẻ ăn ngon, hấp thu dinh dưỡng tối đa, đồng thời chủ động phòng tránh viêm nhiễm đường hô hấp trong thời kỳ ăn dặm tạo nền tảng vững chắc để trẻ lớn lên khỏe mạnh thông minh.
Để được tư vấn về cách chăm sóc trẻ biếng ăn, chậm tăng cân, sức đề kháng kém, bố mẹ có thể liên hệ hotline 18001006 (miễn cước).
Bố mẹ có thể tham khảo điểm bán tại đây.
Fanpage:
- https://www.facebook.com/nutribaby.vn/
- https://www.facebook.com/nutribabyplus/
Thu Loan