'Khi nhìn loài cá trên tấm hình, ba tôi nói rằng loài này ngày xưa gia đình tôi thường vẫn kho mặn để ăn dần mỗi khi ba tôi có có thời gian rảnh đi đánh lưới cải thiện bữa ăn gia đình. Loài cá này rất ngon và ngon nhất là nấu với lá rau sắng có sẵn trong rừng và chúng thường sống ở các vùng có đá ngầm và nước xoáy. Nhưng đó là thời gian của hơn 40 năm về trước khi ba tôi còn là công nhân viên ở lâm trường Thạch Kiệt, Thanh Sơn, Phú Thọ. Còn bây giờ qua các phương tiện thông tin đại chúng, ba tôi mới biết ngày xưa mình đã được ăn nhiều lần loài cá dùng để tiến Vua”.
Anh Vũ, cá tiến vua
Một lần, tôi đem chuyện về cá tiến Vua cho ba tôi đọc. Nhìn tấm hình minh họa trong bài, ông cười và bảo “Đây là cá tiến Vua à? Thế thì hồi bé con là Vua rồi !”.
Hành trình
Với tôi đem lại những thông tin cung cấp cho cộng đồng và những nhà nghiên cứu khoa học luôn được đặt lên hàng đầu. Với khoa học kỹ thuật hiện nay cung cấp những tấm hình màu có chất lượng và chụp trong tự nhiên là việc làm hết sức cần thiết nhưng cũng rất nhiều gian nam. Đặc biệt là những tấm hình về những loài sinh vật đã được đưa vào sách đỏ Việt nam vì hầu như những loài này không chỉ rất quí mà còn rất hiếm, hơn nữa chúng có vùng phân bố ở những nơi khó khăn để có cơ hội ghi hình. Loài cá anh vũ Semilabeo notabilis là một điển hình, hầu hết cá tấm ảnh tìm kiếm trong các tài liệu đề là hình đơn sắc, trên internet thì hầu như không có vì trước đây do điều kiện về phương tiện nghiên cứu “các cụ” nhà ta không có các máy móc thiết bị tốt như hiện nay mà tác nghiệp.
Khi các phương tiện báo đài viết nhiêu về các hành trình săn tìm tiến vua để cung cấp cho các đại gia nhiều tiền lắm của, nhìn những tấm hình mờ nhạt đơn sắc trên báo và trên trang web của mình tôi lại ước mơ có một lần được gặp mặt chúng và chụp được vài tấm hình để đời. Để chia xẻ với cộng đồng về một loài cá được tiến vua ở vùng quê hương Trung du Bắc bộ Việt Nam.
Cận cảnh cá Anh Vũ
Một lần tôi đem câu chuyện về cá anh vũ cho ba tôi đọc ông ấy cười và bảo “cũng may nhà tôi chỉ có tôi hồi nhỏ may mắn được nhiều lần ăn loài cá tiến vua này” vì cho mãi đến bây giờ ba tôi mới biết đó là cá tiến vua chứ hồi xưa cá này cũng chỉ là một món bình thường. Mặc dù cá này rất ngon nhưng theo ông thì vẫn thua cá Vé xa lắc. Không bỏ lỡ cơ hội này tôi liền phỏng vấn và ghi chép tỉ mỉ những gì còn sót lại trong ký ức về một thời trai trẻ của ông già 70 tuổi và đã công hiến sức lực cho vùng đất này.
May mắn trong một lần có cơ hội tham gia vào dự án tìm hiểu cây thuốc của đồng bào Dao tại vườn quốc gia Xuân sơn Phú Thọ. Đây có lẽ là cơ hội tốt nhất được trở lại nơi mình được sinh ra và lớn lên, được ăn cá tiến vua từ khi con nhỏ, được ngắm nhìn, chụp ảnh và được cảm nhận về môi trường sống của loài cá này. Háo hức trong chờ đợi một lần và cũng chỉ cần một lần để thỏa mãn ước mơ và đam mê cháy bỏng.
Trước khi đi tôi không quên được tư vấn ba tôi, một người đã gắn bó gần 1/3 cuộc đời ở vùng đất này và ông đã cho tôi tên, tuổi, địa chỉ những người bạn năm xưa để liên hệ và cũng không quên hướng dẫn lưu vực ghếnh đá xoáy của con sông mà ngày xưa ông đã bắt được loài cá này. Đôi khi trên báo chí xuất hiện những bài viết về hành trình săn tìm loài cá tiến Vua. Tên của nó là cá Anh Vũ -Semilabeo obscurus. Tương truyền rằng ngày xưa, loài cá này rất ngon nên thường được dùng để tiến Vua.
Cái tên Anh Vũ thật đẹp, dễ khiến người ta tưởng tượng một con cá đẹp như tiên, sắc màu rực rỡ như cầu vồng! Thế nhưng, kèm theo các bài viết chỉ là những tấm hình minh họa đen trắng mờ nhạt được chụp từ rất xưa rồi.
Điều đó ngày càng thôi thúc trong tôi nỗi khao khát một lần được gặp cá Anh Vũ trong tự nhiên. Cá Anh Vũ có thật không, hay chỉ còn là huyền thoại?
Một lần, tôi đưa bài báo về cá Anh Vũ cho ba tôi đọc. Nhìn loài cá trong hình, ba tôi kể rằng 40 năm trước, khi đó tôi còn rất nhỏ, ba tôi làm ở Lâm trường Thạch Kiệt, Thanh Sơn, Phú Thọ. Thời đó, khi rảnh rỗi, ba đi đánh lưới, thường gặp cá này ở vùng có đá ngầm và nước xoáy, mang về để mẹ kho mặn cho tôi ăn dần, hoặc nấu với lá rau sắng có sẵn trong rừng là ngon nhất.
Khi đó ba tôi không biết con cá này tên gì. Bây giờ ba mới biết ngày xưa gia đình đã thường ăn loài cá mà tương truyền rằng rất ngon, chỉ dùng để tiến Vua! Thế mà ông bảo “có vì hiếm gặp mà khen quá lên không đấy, chứ ba ăn thấy bình thường thôi con à, thua cá Vé xa lắc !”. Rồi cũng có dịp thuận lợi về Phú Thọ, tôi càng hy vọng tìm kiếm cá tiến Vua. Ba tôi ghi lại cho tôi tên, tuổi, địa chỉ những người bạn năm xưa. Ông cũng vẽ lại theo trí nhớ về lưu vực ghềnh đá xoáy của con sông mà ngày xưa ông bắt được loài cá này.
Kỳ tới: Giáp mặt cá tiến vua
Nhóm tác giả Phùng Mỹ Trung - Nguyễn Thị Liên Thương