Tôi tìm gặp Lương Thị Tuyết khi em đã được đưa vào Trung tâm hơn 8 tháng sống ở môi trường mới những ký ức hãi hùng về những ngày tháng phải tiếp khách làng chơi vẫn bám theo em tận ngày hôm nay.
Sảy nhà ra... gái mại dâm
Tuyết sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo ở một xã miền núi của huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Bố mẹ làm nông nghiệp, Tuyết là con thứ 5 trong gia đình có tới 6 người con. Vì gia cảnh khó khăn, lại đông con nên anh chị em Tuyết chẳng được học hành đến nơi đến chốn. Bản thân Tuyết cũng chỉ học tới lớp 6 rồi bỏ ngang ở nhà phụ giúp bố mẹ làm ruộng.
Lên 12 tuổi Tuyết được một người xã bên đón sang giữ trẻ với mức lương mỗi tháng 1 triệu đồng. Tại đây. Tuyết gặp và quen với Lương. Biết được hoàn cảnh gia đình Tuyết nên Lương đã lân la rủ Tuyết về xuôi bán hàng với thu nhập cao gấp nhiều lần công việc lại nhàn nhã, được tiếp xúc với người thành phố có cuộc sống vô cùng hiện đại.
Ảnh minh họa
Tuyết đã nghe theo lời ngon ngọt đó và em quyết định rời thôn bản để theo chân người đà bà lạ về nơi phố thị mưu sinh mà không biết rằng đố là chuyến đi định mệnh của cuộc đời mình. Sau hơn nửa ngày đường mệt nhoài trên chiếc xe đò liên tỉnh, Tuyết được Lương đưa đến một quán cà fe ở miền Trung tại đây Lương đã giới thiệu Tuyết với một người phụ nữ tên là Vinh.
Tối hôm đó Vinh đã thuê phòng ở nhà nghỉ Hoa Sữa cho Tuyết và Lương ở qua đêm. 7h sáng hôm sau Vinh đã đưa Tuyết đến một quán nhậu ở bờ biển Diễn Hải, huyện Diễn Châu Nghệ An. Còn Lương thì quay về quê, hay đi đâu Tuyết cũng không biết.
Ban đầu, Tuyết được ông chủ tên là Hưng và bà chủ tên là Chung nhận vào làm với công việc chính là trông em. Làm được gần một tháng với công việc này thì Tuyết bị ốm cộng với căn bệnh viêm gan B hành hạ em được đưa vào bệnh viện đa khoa Diễn Châu điều trị trong vòng một tuần.
Sau khi khỏi bệnh Tuyết được đón về lại quán và lần này bộ mặt thật của chủ chứa mới hiện nguyên hình khi bắt em phải bán dâm để trả tiền viện phí thuốc thang. Nhẫn tâm hơn khi biết em vẫn đang còn trinh tiết, hai vợ chồng Hưng Chung đã ra sức rủ rê, ép buộc em phải bán trinh. Và mặc cho em cố công van xin, chúng vẫn móc nối với một đại gia có tiếng ở trên địa bàn để tước cái ngàn vàng của đời em. Sau cái lần đầu tiên tủi nhủi ấy em được vị khách rửng mỡ ấy đã trả cho số tiền 15 triệu đồng vợ chồng chủ chứa cướp mất 2 triệu đồng số tiền còn lại em mang về cho mẹ ở quê.
Mất đời con gái em nằng nắc đòi về quê vợ chồng Hưng- Chung vẫn tỏ ra tư tế đưa cho em tiền xe để về Thanh Hóa nhưng ngấm ngầm cho tay chân theo dõi tận nhà để bắt Tuyết trở lại quán tiếp tục công việc tiếp khách.
Gặp lại người thân sau một thời gian dài xa cách chưa kịp mừng tủi ngày đoàn viên thì 2 tên đầu gấu nhảy vào và dạo dẫm khi Tuyết nằng nặc đòi ở lại nhà không về xuôi nữa. Chúng hùng hổ dọa dẫm đến mức mẹ của Tuyết quá ngã lăn ra bất tỉnh. Trước tình cảnh đó Tuyết lập cập theo chân chúng về lại chốn cũ, trong lòng chất chứa đầy những nỗi lo về một tương lai mịt mờ khó đoán định.
Hy hữu thoát khỏi "pháo đài phấn son"
Ảnh minh họa
Đúng như lòng em phân vân, sau khi trở về quán cũ tiếp theo đó là những tháng ngày tủi nhục, xót xa quá sức chịu đựng của một cô gái mới bước vào tuổi 16 như em. Không còn cách nào khác, em đành phải nhắm mắt đưa chân, chấp nhận đi khách như thế đó là điều bắt buộc phải thế của cuộc đời em. Lương Thị Tuyết không nhan sắc nhưng cũng không thuộc loại khó tính, bản thân lại ít tuổi nên luôn là sự lựa chọn của khách làng chơi.
Tuyết kể: "Có những ngày em phải đi khách tới tận khuya, theo quy định của ông chủ là mối ngày em phải đi được 11 khách không kể ngày đêm, tháng đầu tiên cứ mỗi lần như thế em được trả 100 nghìn đồng, trong đó em phải trích cho chủ 50 nghìn đồng. Còn từ tháng thứ 2 trở về sau mỗi lần mua vui thì ông chủ lấy của khách 70 nghìn đồng và chúng cũng lấy đi 50 nghìn đồng".
Gọi là có thu nhập từ "nghề" nhưng Tuyết chẳng bao giờ cầm được một xu trong một năm trời bị bắt bán dâm tại quán Hưng Chung. Tiền phần trăm hay tiền khách bao, Tuyết đều gửi cả cho chủ giữ. Theo như Tuyết thì số tiền mà bà chủ quán đã lên tới hơn 20 triệu đồng.
Tuyết còn nhớ như in cái ngày định mệnh trong lúc Tuyết đang nấu cơm thì ông chủ đã đón một người khách tên là T vào phòng sau đó bảo Tuyết vào phục vụ nhưng em đã không vào vì Tuyết đang bị tháng không thể phục vụ được. Nhưng vì người khách này đã nhiều lần mua vui với Tuyết nên yêu cầu phải là Tuyết phục vụ.
Sau khi đã vui vẻ xong, hai người cùng đi tắm và mặc quần áo vào thì bỗng dưng ông T cúi xuồng thắt dây giày thì bị ngã ra sàn nhà. Tuyết thấy vậy đã vội chạy ra gọi ông chủ vào thì thấy ông T nằm bất tỉnh. Trước sự việc như vậy Tuyết sợ quá ngất đi. Bà chủ quán đã đưa Tuyết đi trạm xã.
Khi Tuyết tỉnh dậy thì hay tin ông T đã chết và Tuyết bị công an huyện Diễn Châu gọi lên để lấy lời khai trước cái chết bất thường của ông T. Trước khi đi, bà chủ còn dặn dò Tuyết là: Lên đó em cứ khai em tên là Minh (Minh là nhân viên của quán trước đây, Minh hơn Tuyết 4 tuổi) quê ở Quỳ Châu, Nghệ An đúng như trong chứng minh nhân dân mà bà chủ đã đưa cho Tuyết sử dụng để đối phó với đội tuần tra của xã Diễn Hải.
Sau 3 ngày Tuyết bị tạm giam tại công an huyện để lấy lời khai thì Tuyết xin được gọi điện thoại về cho bà chủ để hỏi số tiền gần 20 triệu đồng thì được bà chủ bảo rằng "số tiền ấy dùng để đền bù cho ông T đã bị chết trong lúc em phục vụ". Trong suy nghĩ non nót của cô gái nghèo vẫn còn tiếc số tiền gửi bà chủ bấy lâu.
Vì vậy Tuyết vẫn khai theo lời bà chủ với hy vọng để lấy được tiền. Khi biết bà chủ "cạn tàu ráo má", cộng với sự động viên thuyết phục của các điều tra viên rằng đây là cơ hội tốt để thoát khỏi "pháo đài phấn son" Tuyết đã khai hết. Sau đó, Tuyết được đưa vào Trung tâm Giáo dục lao động xã hội I Nghệ An.
Gần 9 tháng sống trong mái ấm của trung tâm Lương Thị Tuyết đã thực sự tìm lại chính mình khi các thầy cô giáo giang tay giúp đỡ động viên sống tốt điều đáng buồn nhất là 9 tháng trời mà em chưa một lần được gọi điện hay được lại bố mẹ và người thân. Trong khoảng thời gian ở trung tâm Tuyết cũng đã học nghề làm mi mắt giả được hơn 3 tháng và đã thạo nghê.
Tuyết tâm sự: "Chỉ còn một thời gian ngắn nữa thôi là em sẽ được ra khỏi đây. Em sẽ kiếm, một công việc tử tế để mưu sinh và làm lại cuộc đời cũng là để quên đi những ký ức kinh hoàng những tháng ngày nhơ nhuốc”.
*Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi.
Phan Thủy