Ngôi làng cổ Hòa Mục nằm khép mình bên trong những dãy phố của những tòa nhà cao tầng. Thế nhưng, ít ai biết được ở ngôi làng cổ yên bình này đã từng diễn ra một cuộc tàn sát kinh thiên động địa. Ông Lại Đức Thụ, nguyên là giảng viên Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vốn là người con của làng, từ nhỏ cũng đã nghe đến các cụ kể về lịch sử của làng, sau này có điều kiện để nghiên cứu sâu hơn nên ông càng am hiểu những trang sử vẻ vang lẫn bi ai của quê hương.
Ông Lại Đức Thụ kể về cuộc thảm sát đẫm máu ở ngôi làng cổ Hòa Mục
"Theo thần tích lưu truyền trong dân gian, làng được hình thành từ thời kỳ Hùng Vương. Năm 40 sau Công nguyên, nơi đây từng diễn ra nhiều trận đánh giữa Hai Bà Trưng với quân Mã Viện (nhà Hán). Miếu Hai Cô chính là do người dân lập thờ hai nữ tướng của Hai Bà Trưng đã hy sinh trong một trận đánh lớn" - ông Thụ nói.
Cũng theo ông Thụ, tên khai sinh của làng là Kẻ Đáy. Từ thời nhà Lý, đây là vùng đất phân phong, tức là đất được chia theo xuất đinh. Ngày đó, ở khu vực này chỉ có vài nóc nhà lèo tèo của dòng họ Nguyễn, họ Lại, họ Phụng. Người dân trong làng chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa nước ở những bãi đất cạnh sông Tô Lịch.
Ông Thụ cho hay, những nguồn tư liệu về ngôi làng cổ này cũng khá hiếm. Chủ yếu ở một số cuốn "Đại Việt sử ký toàn thư" của Lê Văn Hưu, tác phẩm "Từ sông Tô đến sông Nhuệ" của nhà văn Đỗ Thinh, một số cuốn gia phả của một số dòng họ còn nhắc đến vụ thảm sát ở ngôi làng này. Lần tìm những trang tư liệu về vụ thảm sát, ông Thụ ngao ngán: "Sau này, làng Kẻ Đáy được đổi tên thành làng Trang Nhân Mục. Vụ thảm sát diễn ra ở làng cổ này thật tàn khốc mà có lẽ lịch sử cũng không muốn nhắc đến, dân làng cũng không muốn nhớ lại".
Vụ thảm sát đẫm máu xảy ra vào thời Trần. Bà Trần Thị Tùng là con một viên quan trong triều, sống ở Nhân Mục Môn (Làng Quan Nhân bây giờ). Nhờ sắc đẹp, bà đã được tuyển vào cung làm vợ Lê Uy Mục (1505 - 1509). Sau khi lên ngôi, Lê Uy Mục đang tâm giết hại dòng tộc, giam cầm người anh em họ là Lê Oánh. Lê Oánh thoát được đã chạy về Tây Đô (Thanh Hóa) để chiêu tập binh lính. Khi lực lượng đã mạnh, Lê Oánh kéo quân về đánh Đông Kinh (Hà Nội) bắt vua Lê Uy Mục phải chết. Bà Trần Thị Tùng sợ hãi chạy chốn rồi tự sát ở Hồng Mai (nay thuộc quận Hai Bà Trưng).
Lê Oánh cho quân đi lùng sục bà khắp nơi. Lúc đầu, quân lính nhầm đến Nhân Mục Môn tìm bà nhưng không thấy. Đến nơi cũng đã mỏi mệt, chúng bắt dân làng làm cỗ. Sau khi ăn uống no say, chúng mới sang làng Trang Mục Môn để tìm tiếp. Lùng sục khắp nơi vẫn không thấy, chúng điên cuồng tàn sát dân làng Trang Nhân Mục. Chúng giết gần hết dân làng, chỉ ít người sống sót đã bỏ làng đi nơi khác.
Sau này, vua thấy sự việc tàn nhẫn quá, nên đã tạ lỗi dân làng bằng cách ban 16 mẫu đất của làng Nhân Mục Môn sang cho làng Trang Nhân Mục. Một số người chạy thoát đã quay trở về quê cũ sinh sống. Ông Lại Đức Thụ là lớp hậu thế may mắn được nhận lại dòng tộc. Cụ tổ lục đại của chi họ ông Thụ là một trong những người thoát chết trong vụ thảm sát đó đã quay trở về mảnh đất cha ông sinh sống. Hiện nay, ngôi mộ cụ tổ vẫn nằm trong làng là di tích cho dòng họ có lịch sử từ ngàn đời.
Để ghi nhớ lại vụ thảm sát tàn khốc, dân làng đổi tên làng Trang Mục Môn thành Nhân Mục Tàn. Sau này, để bớt đau thương, dân làng lại đổi tên thành làng Hòa Mục như ngày nay.
Bây giờ, làng cổ Hòa Mục đã là thành phố đông đúc. Vụ thảm sát kinh hoàng cũng đã lùi vào dĩ vãng. Dấu tích đó cũng chỉ lưu lại trong sử sách, gia phả dòng tộc, những dấu tích về một ngôi làng thuần nông bên bờ sông Đuống cũng chỉ còn in hằn trên những ngôi nhà cổ có tuổi đời hàng trăm năm. Đây là những ngôi nhà cổ mang đậm nét độc đáo của kiến trúc nhà ở một số vùng đồng bằng Bắc Bộ xa xưa. Những ngôi nhà cổ này được làm hoàn toàn bằng gỗ, gồm ba gian, hai chái, mái ngói, trong nhà có treo rất nhiều bức hoành phi, câu đối. Cùng với hai ngôi đình, ba ngôi đền, một ngôi chùa, những ngôi nhà cổ chính là những dấu tích lịch sử của làng Hòa Mục.
Hoàng Thế Tào
Ngôi làng cổ Hòa Mục nằm khép mình bên trong những dãy phố của những tòa nhà cao tầng. Thế nhưng, ít ai biết được ở ngôi làng cổ yên bình này đã từng diễn ra một cuộc tàn sát kinh thiên động địa. Ông Lại Đức Thụ, nguyên là giảng viên Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vốn là người con của làng, từ nhỏ cũng đã nghe đến các cụ kể về lịch sử của làng, sau này có điều kiện để nghiên cứu sâu hơn nên ông càng am hiểu những trang sử vẻ vang lẫn bi ai của quê hương.
"Theo thần tích lưu truyền trong dân gian, làng được hình thành từ thời kỳ Hùng Vương. Năm 40 sau Công nguyên, nơi đây từng diễn ra nhiều trận đánh giữa Hai Bà Trưng với quân Mã Viện (nhà Hán). Miếu Hai Cô chính là do người dân lập thờ hai nữ tướng của Hai Bà Trưng đã hy sinh trong một trận đánh lớn" - ông Thụ nói.
Cũng theo ông Thụ, tên khai sinh của làng là Kẻ Đáy. Từ thời nhà Lý, đây là vùng đất phân phong, tức là đất được chia theo xuất đinh. Ngày đó, ở khu vực này chỉ có vài nóc nhà lèo tèo của dòng họ Nguyễn, họ Lại, họ Phụng. Người dân trong làng chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa nước ở những bãi đất cạnh sông Tô Lịch.
Ông Thụ cho hay, những nguồn tư liệu về ngôi làng cổ này cũng khá hiếm. Chủ yếu ở một số cuốn "Đại Việt sử ký toàn thư" của Lê Văn Hưu, tác phẩm "Từ sông Tô đến sông Nhuệ" của nhà văn Đỗ Thinh, một số cuốn gia phả của một số dòng họ còn nhắc đến vụ thảm sát ở ngôi làng này. Lần tìm những trang tư liệu về vụ thảm sát, ông Thụ ngao ngán: "Sau này, làng Kẻ Đáy được đổi tên thành làng Trang Nhân Mục. Vụ thảm sát diễn ra ở làng cổ này thật tàn khốc mà có lẽ lịch sử cũng không muốn nhắc đến, dân làng cũng không muốn nhớ lại".
Vụ thảm sát đẫm máu xảy ra vào thời Trần. Bà Trần Thị Tùng là con một viên quan trong triều, sống ở Nhân Mục Môn (Làng Quan Nhân bây giờ). Nhờ sắc đẹp, bà đã được tuyển vào cung làm vợ Lê Uy Mục (1505 - 1509). Sau khi lên ngôi, Lê Uy Mục đang tâm giết hại dòng tộc, giam cầm người anh em họ là Lê Oánh. Lê Oánh thoát được đã chạy về Tây Đô (Thanh Hóa) để chiêu tập binh lính. Khi lực lượng đã mạnh, Lê Oánh kéo quân về đánh Đông Kinh (Hà Nội) bắt vua Lê Uy Mục phải chết. Bà Trần Thị Tùng sợ hãi chạy chốn rồi tự sát ở Hồng Mai (nay thuộc quận Hai Bà Trưng).
Lê Oánh cho quân đi lùng sục bà khắp nơi. Lúc đầu, quân lính nhầm đến Nhân Mục Môn tìm bà nhưng không thấy. Đến nơi cũng đã mỏi mệt, chúng bắt dân làng làm cỗ. Sau khi ăn uống no say, chúng mới sang làng Trang Mục Môn để tìm tiếp. Lùng sục khắp nơi vẫn không thấy, chúng điên cuồng tàn sát dân làng Trang Nhân Mục. Chúng giết gần hết dân làng, chỉ ít người sống sót đã bỏ làng đi nơi khác.
Sau này, vua thấy sự việc tàn nhẫn quá, nên đã tạ lỗi dân làng bằng cách ban 16 mẫu đất của làng Nhân Mục Môn sang cho làng Trang Nhân Mục. Một số người chạy thoát đã quay trở về quê cũ sinh sống. Ông Lại Đức Thụ là lớp hậu thế may mắn được nhận lại dòng tộc. Cụ tổ lục đại của chi họ ông Thụ là một trong những người thoát chết trong vụ thảm sát đó đã quay trở về mảnh đất cha ông sinh sống. Hiện nay, ngôi mộ cụ tổ vẫn nằm trong làng là di tích cho dòng họ có lịch sử từ ngàn đời.
Để ghi nhớ lại vụ thảm sát tàn khốc, dân làng đổi tên làng Trang Mục Môn thành Nhân Mục Tàn. Sau này, để bớt đau thương, dân làng lại đổi tên thành làng Hòa Mục như ngày nay.
Bây giờ, làng cổ Hòa Mục đã là thành phố đông đúc. Vụ thảm sát kinh hoàng cũng đã lùi vào dĩ vãng. Dấu tích đó cũng chỉ lưu lại trong sử sách, gia phả dòng tộc, những dấu tích về một ngôi làng thuần nông bên bờ sông Đuống cũng chỉ còn in hằn trên những ngôi nhà cổ có tuổi đời hàng trăm năm. Đây là những ngôi nhà cổ mang đậm nét độc đáo của kiến trúc nhà ở một số vùng đồng bằng Bắc Bộ xa xưa. Những ngôi nhà cổ này được làm hoàn toàn bằng gỗ, gồm ba gian, hai chái, mái ngói, trong nhà có treo rất nhiều bức hoành phi, câu đối. Cùng với hai ngôi đình, ba ngôi đền, một ngôi chùa, những ngôi nhà cổ chính là những dấu tích lịch sử của làng Hòa Mục.
Hoàng Thế Tào