Giới thực vật đa dạng phong phú và ẩn chứa nhiều điều bất ngờ hơn những gì chúng ta tưởng rằng đã biết về nó. Tại đỉnh núi Himalaya và dãy Hoành Đoạn ở Tây Nam Trung Quốc có 1 loại thảo mộc đặc biệt có tên gọi bối mẫu, chúng mọc đơn độc giữa sỏi đá.
Họ thường đào củ cây bối mẫu dại để điều chế một loại bột trị ho được sử dụng phổ biến trong hơn 2.000 năm qua. Nhu cầu dùng củ cây bối mẫu rất lớn bởi cần tới 3.500 củ để sản xuất một kilogram bột trị giá khoảng 480 USD (khoảng 11,1 triệu đồng).
Chúng có khả năng ngụy trang tài tình khi màu lá và gốc hầu như không thể phân việt được với lớp đất đá màu xám hoặc nâu. Loài cây này đã tiến hóa khả năng ngụy trang để đối phó với con người.
Theo kết quả nghiên cứu, ở địa điểm càng bị thu hoạch nhiều, màu sắc của cây càng giống nền đất khiến mắt người cũng khó phát hiện những cây ngụy trang. Trong khi đó, ở những vùng đất ít thu hoạch, cây có màu lá xanh dễ phân biệt hơn. Việc ngụy trang cũng đi kèm một số khó khăn với cây. Động vật thụ phấn sẽ khó tìm ra các cây ngụy trang, đồng thời màu xám và nâu cũng có thể ảnh hưởng tới hoạt động quang hợp.
Trung tâm tâm Khoa học Thực vật Danforth (Missouri, Mỹ) đánh giá: "Đây là một phát hiện thú vị và mang tính đột phá. Chúng ta đã biết rằng hàng nghìn năm qua, con người đã thay đổi hình dạng cây trồng bằng quá trình thuần hóa, khi ta lai tạo cây trồng làm thực phẩm. Đây là một ví dụ điển hình cho chọn lọc tự nhiên chịu tác động từ con người, ghi lại sự thay đổi và tìm ra mối liên hệ giữa thay đổi đó và áp lực từ con người, trong trường hợp này là việc thu hái".
Rõ ràng có những nhân tố khác góp phần tạo ra thay đổi này - thời tiết, độ cao, hay một loài ăn cỏ mà họ không bắt gặp. Nhưng mối liên hệ giữa việc thu hái và màu sắc khá mạnh mẽ, quần thể chịu áp lực thu hái lớn có màu gần với màu môi trường xung quanh nhất.
Nguyên Anh (Tổng hợp)