Làm 3 điều này sau tiêm vắc-xin Covid-19, kháng thể tăng vọt

Làm 3 điều này sau tiêm vắc-xin Covid-19, kháng thể tăng vọt

Ngạc Kim Giang

Ngạc Kim Giang

Thứ 2, 14/03/2022 14:36

Cơ thể cần nhiều kháng thể để chống lại biến thể Omicron.Để đạt được điều này, sau khi tiêm vắc-xin Covid-19, chúng ta nên duy trì thói quen tốt và ăn uống khoa học.

Sau tiêm phòng, một số người tạo được nhiều kháng thể đối với biến chủng Omicron, số khác lại ít hơn. Điều này phụ thuộc vào tuổi tác, bệnh lý nền và nhiều yếu tố. Tuy nhiên có thể kích hoạt việc tạo kháng thể sau tiêm vắc-xin phòng Covid-19 nhờ dinh dưỡng hợp lý và các thói quen tốt.

Tập thể dục sau khi tiêm phòng giúp tăng kháng thể chống Covid-19

Dân sinh - Làm 3 điều này sau tiêm vắc-xin Covid-19, kháng thể tăng vọt

Luyện tập thể dục với cường độ nhẹ đến vừa trong vòng 90 phút sau khi tiêm vắc-xin phòng cúm hay vắc-xin ngừa Covid-19 sau đó duy trì cường độ và thời lượng luyện tập như trên có thể giúp tạo ra lượng kháng thể trong 4 tuần sau tiêm nhiều hơn so với những người ngồi một chỗ hoặc làm các công việc thường ngày.

Nghiên cứu tại Đại học bang Iowa (Mỹ) được đăng trên tạp chí Brain, Behavior and Immunity (Não bộ, Hành vi và Miễn dịch) cho thấy kháng thể sinh ra nhiều hơn ở những người tập đạp xe tại chỗ hoặc đi bộ nhanh, cũng như những người chạy bộ bằng máy chạy trong 1,5 giờ sau khi tiêm.

Kháng thể đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể “tìm kiếm và phá hủy” các loại virus, vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng. Trong khi đó, vắc-xin giúp hệ miễn dịch học cách nhận dạng một số vật thể lạ và phản ứng bằng cách tăng sự bảo vệ của cơ thể, trong đó có tăng kháng thể.

“Nghiên cứu sơ bộ của chúng tôi là nghiên cứu đầu tiên xác nhận về khoảng thời gian có thể tăng cường phản ứng miễn dịch của cơ thể có từ vắc-xin của Pfizer/BioNTech và hai loại vắc-xin phòng cúm”, Giáo sư Kinesiology Marian Kohut, tác giả dẫn dắt nhóm nghiên cứu, nói.

Về cơ chế giúp tăng kháng thể nhờ luyện tập, giáo sư Kohut cho biết có nhiều lý do. Vận động giúp tăng lưu thông máu và bạch cầu, giúp tế bào miễn dịch được lưu thông. Khi các tế bào này di chuyển khắp cơ thể, chúng sẽ có nhiều khả năng phát hiện bất cứ “vật thể lạ” nào.

Ngoài ra, dữ liệu thử nghiệm trên chuột cũng cho thấy một loại protein (như interferon alpha) được sản sinh ra trong quá trình luyện tập giúp sinh tế bào T và kháng thể chống virus.

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong hình thành kháng thể sau tiêm

Dân sinh - Làm 3 điều này sau tiêm vắc-xin Covid-19, kháng thể tăng vọt (Hình 2).

Điều này đã được các nghiên cứu trước đây khẳng định. Ở những người ngủ 7 – 8 giờ đồng hồ mỗi ngày, kháng thể chống lại virus cúm tăng 2,5 lần so với những người chỉ ngủ 4 giờ. Ngủ là khoảng thời gian để cơ thể được nghỉ ngơi hoàn toàn.

Cơ chế tương tự ghi nhận khi tiêm phòng viêm gan B. Ở những người ngủ nhiều hơn 7 giờ mỗi ngày, khả năng bảo vệ của hệ miễn dịch mạnh hơn gấp 3 lần so với những người ngủ ít hơn 6 giờ.

Đối với tiêm phòng vắc-xin Covid-19, cơ chế hình thành miễn dịch bảo vệ trong cơ thể cũng tương tự. Nhìn chung, giấc ngủ đóng một vai trò quan trọng trong quá trình này.

Trong số các bệnh nhân Covid-19 nặng và tử vong do căn bệnh này phần lớn bệnh nhân có rối loạn giấc ngủ. Vì vậy, trong đại dịch nói chung và trong thời gian tiêm phòng Covid-19 nói riêng ngủ đủ và tối thiểu 7 giờ mỗi ngày là hết sức quan trọng.

Tránh ăn kiêng trong thời gian tiêm phòng

Dân sinh - Làm 3 điều này sau tiêm vắc-xin Covid-19, kháng thể tăng vọt (Hình 3).

Nên ăn đầy đủ dinh dưỡng, nhất là các thực phẩm giàu kẽm, selen, vitamin D sau khi tiêm phòng Covid-19. Ảnh minh họa.

Theo các nhà khoa học, dinh dưỡng hợp lý có thể giúp gia tăng hiệu quả của tiêm phòng. Để có được điều đó cần ăn đủ kẽm, selen, vitamin D, lysin... thường có trong thành phần thực phẩm hay thực phẩm bổ sung. Các chất này kích thích sự đáp ứng của hệ miễn dịch. Kẽm có vai trò quan trọng đầu tiên đối với hệ miễn dịch tế bào, selen đối với việc sản xuất kháng thể.

Ở những người thiếu hụt các khoáng chất và vitamin này nguy cơ bị Covid-19 nặng cao gấp 10 lần, và nguy cơ tử vong cũng cao hơn rất nhiều.

Đặc biệt, cần ăn đủ lượng chất đạm, bởi kháng thể chính là chất đạm (protein). Vì vậy các chế độ ăn kiêng hà khắc trong thời gian tiêm phòng là không có lợi.

Bác sĩ nội tâm lý, Giám đốc Hiệp hội đái tháo đường Nga Mikhail Bogomolov cho biết thêm: "Chúng ta đã biết vitamin D bảo vệ trẻ phòng tránh bệnh còi xương, người trưởng thành phòng ngừa thoái hóa khớp. Nhưng nghiên cứu trong những năm gần đây cho thấy, vitamin D trong cơ thể, hoạt động như một hormon, nó có rất nhiều hiệu quả khác, trong đó có việc chống lại virus đối với bệnh truyền nhiễm".

Nhu cầu vitamin D một ngày 1500 – 2000 IU để giữ cho xương khỏe mạnh. Chúng ta cần bổ sung vitamin D trong liều lượng cho phép. Vitamin D được tổng hợp dưới da dưới tác động của ánh nắng mặt trời.

Vì vậy, để tạo nhiều kháng thể sau tiêm phòng nên chú ý bổ sung các thực phẩm giàu kẽm, selen, vitamin D trong chế độ ăn hàng ngày.

- Thực phẩm chứa nhiều kẽm gồm: Gan động vật, hàu, hạt bí, đậu ván, thịt bò, đậu đỗ, thịt cừu, thịt lợn.

- Thực phẩm chứa nhiều selen gồm: Gan động vật, cùi dừa, hạt dẻ, bạch tuộc, trứng, ngô, gạo, đậu, đậu ván, lúa mì, đậu Hà Lan, lạc, hạt dẻ, bắp cải, hạnh nhân.

- Thực phẩm chứa nhiều vitamin D gồm: Gan, tất cả các loại cá béo, sữa, trứng.

Trong khi đó, đồ uống chứa cồn (rượu, bia) tác động xấu tới hệ miễn dịch. Tốt nhất hãy từ chối các đồ uống này 3 ngày trước và sau khi tiêm phòng.

Minh Hoa (t/h theo Tuổi Trẻ Online, Sức khỏe & Đời sống)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.