Lâm Đồng: Nguồn nước suối Đại Bình đang bị "bức tử"

Lâm Đồng: Nguồn nước suối Đại Bình đang bị "bức tử"

Nguyễn Phi Long

Nguyễn Phi Long

Thứ 2, 21/11/2022 14:00

Người dân nhiều xã của huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng sống trong lo âu, thấp thỏm vì nguồn nước đang ô nhiễm, việc tưới tiêu cho cây trồng khan hiếm.

Môi trường - Lâm Đồng: Nguồn nước suối Đại Bình đang bị 'bức tử'
Môi trường - Lâm Đồng: Nguồn nước suối Đại Bình đang bị 'bức tử' (Hình 2).

Nhiều hộ dân tại các xã Đại Lào, Lộc Thành, Lộc Nga (huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng) đang lo lắng về nguồn nước tưới tiêu cho cây trồng.

Môi trường - Lâm Đồng: Nguồn nước suối Đại Bình đang bị 'bức tử' (Hình 3).

PV Người Đưa Tin đã có mặt tại suối Đại Bình. Dòng suối này chạy dọc qua các xã Đại Lào, Lộc Thành, Lộc Nga, cung cấp nguồn nước tưới tiêu cho cây trồng.

Môi trường - Lâm Đồng: Nguồn nước suối Đại Bình đang bị 'bức tử' (Hình 4).

Được biết, trước đây nơi này là một dòng suối có nguồn nước trong chảy từ thượng nguồn về. Người dân sử dụng nguồn nước sinh hoạt và tưới tiêu cho cây trồng.

Môi trường - Lâm Đồng: Nguồn nước suối Đại Bình đang bị 'bức tử' (Hình 5).

Theo ghi nhận của PV, hiện tình trạng nguồn nước đang ô nhiễm nghiêm trọng. Ngoài việc do ảnh hưởng từ các hồ lắng khai thác đá, cát, cao lanh còn do ảnh hưởng của các trại chăn nuôi heo từ xã Đại Lào và xã Lộc Châu.

Môi trường - Lâm Đồng: Nguồn nước suối Đại Bình đang bị 'bức tử' (Hình 6).

Việc khai thác cát, cao lanh và chăn nuôi heo nhưng thường xuyên để nước thải trực tiếp ra suối, khiến nguồn nước đổi thành một màu đục ngầu. Người dân sống trong lo âu, thấp thỏm vì nguồn nước không thể tưới tiêu.

Môi trường - Lâm Đồng: Nguồn nước suối Đại Bình đang bị 'bức tử' (Hình 7).

Trò chuyện với PV, anh Nguyễn Đức H., trú tại xã Đại Lào, Tp.Bảo Lộc chia sẻ, khoảng 6 năm nay, các doanh nghiệp được nhà nước cấp phép khai thác cao lanh nơi đây, các hộ dân canh tác cà phê không thể dùng được nguồn nước từ dòng suối này để tưới. Chủ yếu cây trồng giờ phụ thuộc vào lượng nước mưa.

Môi trường - Lâm Đồng: Nguồn nước suối Đại Bình đang bị 'bức tử' (Hình 8).

Anh H. cho biết, đất rẫy của gia đình càng ngày càng bị khô cằn, cây trồng không phát triển được do nguồn nước khan hiếm. Nhiều lúc làm liều dùng nước từ suối để tưới nhưng cây trồng bị chết dần.

Môi trường - Lâm Đồng: Nguồn nước suối Đại Bình đang bị 'bức tử' (Hình 9).

Bên cạnh tình trạng khai thác khoáng sản thì tình trạng những đoàn xe chở cát, đá, cao lanh thường xuyên qua lại làm hư hỏng đường, xuất hiện nhiều vết lún, ổ gà, ổ voi khiến người dân đi lại rất khó khăn, mất an toan giao thông.

Môi trường - Lâm Đồng: Nguồn nước suối Đại Bình đang bị 'bức tử' (Hình 10).

Xe chạy ầm ầm cả ngày lẫn đêm gây ồn ào, bụi bay mù mịt, ảnh hưởng đến sức khỏe những người dân sống xung quanh.

Môi trường - Lâm Đồng: Nguồn nước suối Đại Bình đang bị 'bức tử' (Hình 11).

Dòng suối Đại Bình đang đối mặt với sự tàn phá từ tác động con người. Việc khai thác đá, cao lanh đã phá vỡ thuộc tính cân bằng vốn dĩ của nó, khiến nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng.

Môi trường - Lâm Đồng: Nguồn nước suối Đại Bình đang bị 'bức tử' (Hình 12).

Việc khai thác đá, cát, cao lanh tại các xã Lộc Châu, Lộc Tân, Đại Lào quá mức đang biến dòng suối Đại Bình xanh trong ngày nào trở thành dòng suối chết.

Môi trường - Lâm Đồng: Nguồn nước suối Đại Bình đang bị 'bức tử' (Hình 13).

Tại xã Lộc Thành (huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng) giáp với xã Đại Lào, Tân Lạc, Lộc Nam và phường Lộc Sơn (Tp.Bảo Lộc) có 16 thôn, dòng suối Đại Bình đi qua thôn 7, 11, 12, 13.

Môi trường - Lâm Đồng: Nguồn nước suối Đại Bình đang bị 'bức tử' (Hình 14).

Đại diện UBND xã Lộc Thành cho biết, nguồn nước này bị ô nhiễm 6 - 7 năm nay. Người dân nơi đây rất mong lấy lại tài nguyên nước như trước đây. Với họ, dòng suối này rất quan trọng, mang lại nguồn nước sinh hoạt, sản xuất hàng ngày cho họ.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.