Trong trường hợp đó, người quả lý nên đối phó với họ như thế nào để có cách ứng xử phù hợp? Hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Tham khảo các việc làm TPHCM với mức lương hấp dẫn tại careerlink.vn
Lắng nghe để hiểu họ thực sự muốn gì
Đây là điều đầu tiên và quan trọng bậc nhất, hãy hỏi tại sao họ muốn nghỉ việc và lắng nghe họ với sự chăm chú. Trưởng phòng Nhân sự CareerLink chia sẻ, có thể nhân viên của bạn sẽ nói ra những điều khiến họ cảm thấy không hài lòng trong công việc, cũng có thể họ sẽ né tránh câu trả lời thật lòng. Điều này phụ thuộc khá nhiều vào thái độ, sự khéo léo của bạn và cả cá tính của nhân viên đó. Nếu thấy được cảm thông và tin tưởng, họ có thể sẽ trút “bầu tâm sự”. Đừng vội phán xét họ và hãy cố gắng “đọc” thông tin phía sau những gì nhân viên nói để hiểu điều họ thực sự muốn là gì. Nếu cần thiết, hãy thu thập thêm thông tin bằng cách trò chuyện, tìm hiểu qua các nhân viên khác. Họ “dọa nghỉ việc” vì mục đích gì? Gây áp lực để được tăng lương, thăng chức, để được giao một dự án quan trọng?... Bạn phải trả lời được những câu hỏi này để tìm phương án giải quyết phù hợp nhất.
Xoa dịu và phân tích rõ ràng quan điểm của bạn
Khi nhân viên không thực sự muốn nghỉ mà họ chỉ gây áp lực để đạt được mục đích nào đó, bạn cũng đừng vì mất bình tĩnh mà phản ứng thiếu tế nhị. Hãy ghi nhận đóng góp của họ, nhấn mạnh vai trò của họ trong đội, nhóm, công ty, đồng thời chia sẻ thẳng thắn quan điểm của bạn. Nếu họ muốn nhiều hơn những gì công ty của bạn có thể đáp ứng, hoặc bạn cần họ nỗ lực hơn nữa để có thể nhận được điều mình muốn, đừng ngần ngại cho họ biết. Sự chia sẻ cởi mở, chân thành và đầy thiện chí của bạn sẽ khiến nhân viên thông suốt và bớt tỏ thái độ đòi hỏi quá mức.
Nhượng bộ với điều kiện đi kèm
Đôi khi bạn sẽ nhận ra rằng, điều nhân viên “đòi hỏi” là hợp lý. Đó là khi họ thực sự có đóng góp quan trọng cho công ty, là một nhân viên mẫn cán và xuất sắc mà bạn không muốn để họ ra đi, vậy bạn hãy cân nhắc đáp ứng nguyện vọng của họ. Nhưng đừng quên kèm theo điều kiện, có thể là một khoảng thời gian, một nhiệm vụ, một thử thách họ phải vượt qua để có được “phần thưởng”.
Khi chọn giải pháp này, điều bạn cần phải suy tính là khả năng, nếu được nhượng bộ một lần, cấp dưới rất dễ tìm cách khác để tiếp tục "mè nheo" với sếp.
Quan tâm hơn đến nhân viên
Có rất nhiều vấn đề thuộc về lĩnh vực nhân sự nảy sinh chỉ vì những nguyên nhân cực kỳ đơn giản: Sếp không quan tâm đến những đề xuất, ý kiến hay những đóng góp của nhân viên, không chú ý tạo dựng bầu không khí làm việc trong công ty và bàng quan với cuộc sống riêng tư của cấp dưới.
Vì vậy, bạn hãy cố gắng gần gũi, cảm nhận những vấn đề của nhân viên và hiểu được tâm tư nguyện vọng của họ. Việc sếp quan tâm hơn đến nhân viên của mình sẽ khiến nhân viên tin tưởng, hài lòng và gắn bó hơn với doanh nghiệp.
Luôn có giải pháp thay thế
Càng nắm giữ những công việc quan trọng trong tập thể thì khả năng nhân viên đòi hỏi và yêu sách càng lớn. Vậy nên chú ý tránh trường hợp để công việc của đội, nhóm bị phụ thuộc vào một hay một vài nhân sự chủ lực. Có thể dùng biện pháp đào tạo chéo nhân viên để họ nắm bắt công việc của nhau, và sẵn sàng để thay thế nhau khi cần thiết.
Hãy nhớ rằng, trong tất cả những lựa chọn, sự lựa chọn có lợi cho doanh nghiệp phải được ưu tiên hàng đầu. Thiếu một nhân viên nào đó, công việc công ty có thể chậm lại vài ngày, một tuần hay thậm chí một tháng, nhưng doanh nghiệp luôn có thể phục hồi, miễn là người lãnh đạo có ý chí. Nếu một nhân viên không còn muốn gắn bó hết lòng với doanh nghiệp, luôn đem chuyện nghỉ việc ra gây áp lực để đòi yêu sách thì bạn cũng không cần phải quá tiếc nuối mà đôi lúc giải pháp tốt nhất là để họ ra đi.
Minh Khang