Lạm phát tiêu dùng cốt lõi của Nhật Bản đã tăng nhanh trong tháng 7, lên mức nhanh nhất trong 7 năm rưỡi, do giá nhiên liệu và nguyên liệu thô và cộng thêm chi phí sinh hoạt của các hộ gia đình vẫn chưa đạt được mức tăng lương đáng kể.
Ông Yoshimasa Maruyama, Nhà kinh tế Trưởng thị trường tại SMBC Nikko Securities cho biết: “Giá lương thực và đồng Yên suy yếu là thủ phạm chính khiến lạm phát tăng nhanh”. Ngoài ra, ông cho biết thêm rằng dự kiến lạm phát tiêu dùng cốt lõi sẽ đạt 3% trong năm nay.
Chỉ số giá tiêu dùng cốt lõi (CPI), không bao gồm giá thực phẩm tươi sống, đã tăng 2,4% trong tháng 7 so với một năm trước đó, phù hợp với dự báo thị trường trung bình, theo dữ liệu của chính phủ cung cấp.
Điều đó dẫn đến mức tăng 2,2% trong tháng 6 và đánh dấu tháng thứ tư liên tiếp lạm phát tiêu dùng cốt lõi “chọc thủng” mục tiêu 2% của Ngân hàng trung ương Nhật Bản. Đây cũng là tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 12/2014, mà không bao gồm tác động tăng thuế bán hàng.
Trong khi chỉ số cốt lõi vẫn là thước đo giá chính của Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ), Ngân hàng Trung ương Nhật Bản gần đây đã nhấn mạnh hơn vào chỉ số cốt lõi để đánh giá mức độ áp lực lạm phát đến từ nhu cầu trong nước, thay vì các nhân tố đơn lẻ như chi phí năng lượng.
Với lạm phát vẫn ở mức khiêm tốn so với các nền kinh tế lớn khác, Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) có khả năng vẫn là một ngoại lệ trong việc duy trì các chính sách tiền tệ lỏng lẻo.
Chỉ số lõi, đã loại bỏ ảnh hưởng của thực phẩm tươi sống dễ biến động và năng lượng, đã tăng 1,2% trong tháng 7 so với một năm trước, nhanh nhất kể từ tháng 12/2015.
Nền kinh tế Nhật Bản phục hồi với tốc độ chậm hơn dự kiến trong quý II, vì sự sụt giảm do covid gây ra, làm dậy lên sự không chắc chắn về việc liệu tiêu dùng có tăng trưởng đủ để thúc đẩy sự phục hồi mong manh, bị trì hoãn nhiều như thế hay không.
Các nhà hoạch định chính sách đang hy vọng rằng các nhà sản xuất lớn, được hưởng lợi từ nhu cầu toàn cầu vững chắc và lợi nhuận tăng từ sự yếu đi của đồng Yên, sẽ dẫn lối trong việc thúc đẩy mức lương để giúp giảm bớt chi phí sinh hoạt cho các hộ gia đình.
Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhật Bản Haruhiko Kuroda đã nhấn mạnh rằng Ngân hàng trung ương Nhật Bản sẽ không thấy lối ra khỏi chương trình kích thích kinh tế khổng lồ của mình cho đến khi nhu cầu tiêu dùng tăng lên.
Vi Sa (Theo Reuters, USNews)