Làng chài nghèo Hà Tĩnh "thoát kiếp" thành làng tỷ phú nhờ xuất khẩu lao động

Làng chài nghèo Hà Tĩnh "thoát kiếp" thành làng tỷ phú nhờ xuất khẩu lao động

Bùi Thị Lan Anh

Bùi Thị Lan Anh

Chủ nhật, 27/10/2019 10:52

Vốn nghèo khó nhưng nhờ nghề đi xuất khẩu lao động, buôn thịt lợn, dệt vải, đi biển mà những ngôi làng ấy đã "thay da đổi thịt", trở thành những ngôi làng tỷ phú.

Cả làng thành tỷ phú nhờ buôn thịt lợn

Trước đây làng Miêng Thượng (xã Hoa Sơn, Ứng Hòa, Hà Nội) được bao quanh bởi bốn bề là đồng ruộng và những căn nhà cấp bốn lụp xụp, xiêu vẹo. Thế nhưng giờ đây, bất cứ ai đến vùng đất ấy cũng không còn thấy sự nghèo đói mà thay vào đó là những căn nhà khang trang, lộng lẫy. Tất cả nhờ vào việc đi buôn thịt lợn.

Bất động sản - Làng chài nghèo Hà Tĩnh 'thoát kiếp' thành làng tỷ phú nhờ xuất khẩu lao động

Làng Miêng Thượng nổi bật với những căn nhà khang trang, lộng lẫy.

Kể về người đầu tiên có công trong việc đưa bà con đến với nghề buôn thịt lợn, trong thôn ai cũng nhắc đến ông Nguyễn Văn Sinh (sinh năm 1944). Hiện nay, 3 trong số 4 người con của ông Sinh đều nối gót cha mẹ, làm giàu từ nghề buôn bán thịt.

Trao đổi với Dân trí, ông Sinh hồi tưởng thời điểm những năm 1997, 1998, trung bình một ngày người con trai cả bán hết 6 con lợn, thu lãi 3, 4 triệu/ngày là chuyện bình thường. Đến nay, tất cả các con của ông đều có nhà riêng và có khối tài sản giá trị.

Thấy gia đình ông giàu lên nhanh chóng, người dân trong làng từ đó mới bắt đầu học theo. Nhà nào cũng vận động con cháu ra Hà Nội đi chợ, có những gia đình 5 người con thì cả 5 người đều đi bán thịt. Chỉ sau một thời gian ngắn, thôn Miêng Thượng đã thay đổi hoàn toàn. Khắp từ đầu đến cuối thôn, những tòa biệt thự cao tầng nằm san sát, nối đuôi nhau chạy dọc trên con đường khô cằn năm xưa.

Nhờ xuất khẩu lao động, làng chài “thay da đổi thịt”

Cương Gián vốn là làng chài nghèo ven biển của huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh). Người dân nơi đây quanh năm lam lũ với biển cả, lưới thuyền. Không được thiên nhiên ưu đãi nên ngoài nghề chài lưới, người dân Cương Gián chẳng thể trông mong gì ở những thửa ruộng cát trắng phủ đầy.

Bất động sản - Làng chài nghèo Hà Tĩnh 'thoát kiếp' thành làng tỷ phú nhờ xuất khẩu lao động (Hình 2).

Cương Gián đổi đời nhờ xuất khẩu lao động.

Thế nhưng, những năm gần đây, làng Cương Gián được mệnh danh là "làng giàu nhất Xứ Nghệ" nhờ vào việc đi xuất khẩu lao động (XKLĐ).

Theo những người già trong làng, khoảng đầu những năm 1990, không cam chịu sống mãi trong cảnh nghèo khó nơi thôn quê, một nhóm thanh niên trong làng đã tiên phong tìm cách thoát nghèo bằng cách đi XKLĐ ở Hàn Quốc.

Mỗi nhà bình quân có 2-3 người, thậm chí có những gia đình có tới 9-10 người đi XKLĐ. Chỉ vài năm sau, nhờ số tiền mà những người con xa xứ gửi về, nhiều gia đình nhanh chóng thoát nghèo và khấm khá lên trông thấy.

Hiện nay, làng Cương Gián đang có khoảng 2.700 người sinh sống, lao động ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan...; trong số đó, không ít người đã định cư nơi đất khách quê người. Bình quân mỗi lao động gửi về cho gia đình khoảng 700 USD/tháng, mỗi năm toàn bộ số lao động ở nước ngoài gửi về trên 400 tỷ đồng. Cứ như thế, những ngôi nhà to đẹp khang trang mọc lên càng nhiều nơi làng chài nghèo ven biển.

Làng nghề tỷ phú Nam Định

Từ năm 2000 đến nay, đội tàu của làng Phú An ngày càng nhiều lên, hiện tại đã có khoảng 400 phương tiện các loại; trong đó đội tàu vận tải biển (tải trọng từ 2.000-5.500 tấn) khoảng 70 chiếc, còn lại là tàu sông (tải trọng tối đa đến 1.500 tấn). Có khoảng 200 phương tiện vận tải thủy chở công-ten-nơ chuyên tuyến Hải Phòng - Quảng Ninh. Nhờ đó thu nhập của người dân Phú An tăng lên 1 cách đáng nể.

Bất động sản - Làng chài nghèo Hà Tĩnh 'thoát kiếp' thành làng tỷ phú nhờ xuất khẩu lao động (Hình 3).

Những căn biệt thự hoành tráng như thế này không thiếu ở làng Phú An

Theo ước tính của UBND thị trấn, mỗi chuyến tàu sông sau khi trừ chi phí cho thu nhập thực tế khoảng 100 triệu đồng/tháng; còn tàu biển mỗi tháng có thu nhập thực tế từ 500-600 triệu đồng/tháng.

Ở thời điểm 10 năm trước đây, toàn thị trấn hiện có 60 doanh nghiệp thì có 47 doanh nghiệp vận tải thủy, nhiều doanh nghiệp đã có doanh thu hàng chục tỷ đồng/năm như: Cty TNHH Thương mại Gia Bảo đạt doanh thu 82,2 tỷ đồng; Cty TNHH Vận tải và Thương mại Đại Lục và Cty CP Minh Trường đạt doanh thu trên 34 tỷ đồng.

Ước tính, nghề vận tải biển của làng Phú An tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 1.000 lao động, trong đó có đến 60% là người địa phương với mức thu nhập từ 5-30 triệu đồng/người/tháng.

Theo thống kê của UBND xã Cát Thành, có đến một nửa dân làng Phú An có thu nhập trên 25 triệu/tháng (cao gấp 4 lần mức thu nhập trung bình của cả nước là 6,5 triệu và gấp 2,5 lần Hà Nội, theo Tổng cục Thống kê năm 2017). Cuộc sống của người dân nơi đây vô cùng sung túc.

Bất cứ ai đến với Phú An sẽ không khỏi choáng ngợp trước những lâu đài xa hoa lộng lẫy, tưởng chừng như chỉ có trong các bộ phim điện ảnh quốc tế.

Ở đây có hơn 400 ngôi nhà trị giá từ 2 tỷ đồng trở lên trong tổng số trên 800 hộ. Thậm chí các loại biệt thự thiết kế theo kiến trúc lâu đài châu Âu trăm tỷ đồng cũng có gần 10 căn.

Một trong những lâu đài nổi tiếng tại đây từng được dư luận xã hội săn đón trong đám cưới của cô dâu “công chúa” Thu Hương. Tòa lâu đài 7 tầng màu trắng cùng chiếc xe sang bạc tỷ khiến ai nấy đều phải xuýt xoa, trầm trồ.

Làng dệt thành tỷ phú

Làng Mẹo là tên gọi khác của làng Phương La 2, xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Giữa một vùng quê thuần nông, làng Mẹo nổi bật với những biệt thự nguy nga, lộng lẫy như cung điện, những lăng mộ hoành tráng. Vào làng Mẹo cứ ngỡ lạc vào một khu công nghiệp hiện đại, giàu có.

Bất động sản - Làng chài nghèo Hà Tĩnh 'thoát kiếp' thành làng tỷ phú nhờ xuất khẩu lao động (Hình 4).

Làng Mẹo trở nên giàu có nhờ ngành dệt.

Chiều đến, khung cảnh làng Mẹo tấp nập, xe tải, container nối đuôi nhau ra vào làng, công nhân tan ca đông như trẩy hội, người dân hối hả chở những lô hàng dệt về nhà, tới nhà máy giao dịch. 

Theo tiết lộ của một cán bộ Phòng Công thương, UBND huyện Hưng Hà, doanh thu của các doanh nghiệp ở làng Mẹo khoảng 700 tỷ đồng/năm. Tại làng Mẹo đã thành lập 1 cụm công nghiệp với hơn 100 công ty, ngoài ra còn tới vài trăm doanh nghiệp vệ tinh phục vụ cho các doanh nghiệp tại làng.

Ông Trần Văn Toán, Trưởng thôn Phương La 2 xác nhận địa phương có hơn 100 tỷ phú sở hữu những doanh nghiệp trị giá ít thì vài tỷ, nhiều thì cả nghìn tỷ đồng. Mỗi năm, làng lại có vài người ghi tên mình vào danh sách tỷ phú mới. Các tỷ phú này thường xuất thân từ nghề dệt sau đó kinh doanh, buôn bán sang các lĩnh vực khác. Nhờ nghề dệt mà họ trở nên giàu có lại nhạy bén trong kinh doanh, họ đổ tiền kinh doanh tiếp như bia rượu, xây dựng, thủy điện, vận tải… nên họ lại càng giàu thêm.

Là những đại gia “tiền nhiều không đếm xuể” nên thú chơi, cách chơi của người làng Mẹo cũng khiến không ít người phải nể phục. Xây lâu đài, mua xe sang cũng chán, nhiều đại gia chơi cây cảnh, xây nhà thờ, lăng mộ. Tới nay, lăng mộ hoành tráng nhất làng Mẹo thuộc về gia đình đại gia Trần Văn Sen (ông chủ của Tập đoàn Hương Sen và hãng bia Đại Việt)

Lê Lan (Tổng hợp)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.