“Huế – một quê hương của hạnh phúc”, cái khẩu hiệu ấy tôi đã từng nghe và nhìn thấy được ở đâu đó. Không phải ngẫu nhiên mà người ta viết ra cái khẩu hiệu ấy ở nơi đây, chắc hẳn phải có lý do. Phải chăng Huế, mảnh đất kinh kỳ, nơi hội tụ của nhiều di sản, hòa với tâm linh, sinh cảnh, môi trường lý tưởng nên con người sống ở đây và khi đến đây dễ dàng ‘bị’ hạnh phúc? Hay phải chăng chính con người Huế với tính cách trầm lặng, sâu sắc dễ cảm nhận, trân trọng những gì mình đang có, nên họ dễ ‘được’ hạnh phúc? Vậy, người Huế cảm nhận hạnh phúc như thế nào?
Hãy cùng lắng nghe người Huế, đặc biệt là những lao động nghèo ‘định nghĩa’ hạnh phúc với họ là gì?
Ở chợ Đông Ba (TP Huế), hình ảnh những người đàn ông hành nghề xe đạp thồ từ lâu đã trở nên quen thuộc. Cuộc sống của những người này mặc dù bấp bênh nhưng cái nghề họ đeo đuổi vẫn chưa thể lùi vào quá khứ. Ở đấy, họ có cả một nghiệp đoàn riêng, dù số lượng còn lại rất ít nhưng cũng đủ để làm nên một nét riêng biệt cho vùng đất Cố đô.
Một người chạy xe đạp thồ chạy hàng trong mưa lạnh.
Trước đây, tiểu thương Huế rất chuộng xe đạp thồ bởi sự cơ động và giá rẻ, cho nên, có lúc nghiệp đoàn lên đến hơn 100 thành viên. Nhưng giờ đây, nền kinh tế thị trường phát triển, những phương tiện vận chuyển chạy bằng động cơ như xe máy, xe ba gác thịnh hành hơn … Nghề xe đạp thồ vì thế mà cũng gặp nhiều khó khăn. Những chuyến hàng “nóng”, cồng kềnh, các tiểu thương chuyển sang chọn xe ba gác, xe ôm, dù giá đắt hơn một tí nhưng lại nhanh và kịp thời. Có lẽ vì vậy, khi tôi hỏi những người chạy xe đạp thồ ở đây: “hạnh phúc là gì?”, họ cười bảo, hạnh phúc là được trở lại cái “thời hoàng kim” của nghề.
Cái 'thời hoàng kim' của những người chạy xe đạp thồ đã lùi vào dĩ vãng.
Nghề