Lạng Sơn: Xây dựng thí điểm cửa khẩu thông minh, thúc đẩy kinh tế biên mậu

Lạng Sơn: Xây dựng thí điểm cửa khẩu thông minh, thúc đẩy kinh tế biên mậu

Thứ 5, 24/08/2023 | 19:01
0
Với mô hình cửa khẩu thông minh, Lạng Sơn phấn đấu đến năm 2030 nâng cao năng lực thông quan tại các cửa khẩu Hữu Nghị, Tân Thanh lên khoảng 4-5 lần so với hiện tại.

Thông tin trên báo Công Thương, Lạng Sơn là cửa ngõ quan trọng, nối giữa Việt Nam với Trung Quốc và các nước ASEAN, hành lang kinh tế trọng điểm quốc gia Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Cùng với hệ thống đường sắt, đường bộ thuận tiện, Lạng Sơn đã và đang là cầu nối, cửa ngõ quan trọng không chỉ của Việt Nam mà cả các nước ASEAN với thị trường Trung Quốc trong Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN, đóng góp tích cực trong quá trình tham gia hội nhập khu vực.

Lạng Sơn có lợi thế có 12 cặp cửa khẩu quốc tế, song phương, phụ trên địa bàn tỉnh, trong đó cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị là cửa khẩu đường bộ thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu, trao đổi hàng hóa giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc, với lưu lượng lớn nhất khu vực phía Bắc.

Kinh tế - Lạng Sơn: Xây dựng thí điểm cửa khẩu thông minh, thúc đẩy kinh tế biên mậu

Lạng Sơn là cửa ngõ quan trọng, nối giữa Việt Nam với Trung Quốc và các nước ASEAN. Ảnh: Quang Duy/TTXVN

Theo UBND tỉnh Lạng Sơn, 6 tháng đầu năm tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh tăng mạnh, ước đạt 2.285 triệu USD, bằng 60,1% kế hoạch, tăng 101,1% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó xuất khẩu đạt 1.280 triệu USD, bằng 98,5% kế hoạch, tăng 322,4%; nhập khẩu đạt 1.005 triệu USD, bằng 40,2% kế hoạch, tăng 20,6%.

Nhằm tạo điều kiện cho hoạt động thương mại, tỉnh Lạng Sơn đang tập trung huy động các nguồn lực đầu tư, xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng và phát triển sản xuất kinh doanh tại khu vực cửa khẩu. Bên cạnh đó, tỉnh Lạng Sơn luôn quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo công tác phát triển kinh tế cửa khẩu, từng bước trở thành động lực thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của tỉnh.

Mới đây, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vào tháng 6, tỉnh Lạng Sơn đã ký kết một thỏa thuận khung với tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc về thí điểm xây dựng Cửa khẩu thông minh. Đây là điều kiện quan trọng để thúc đẩy kinh tế biên mậu giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc, tăng cường thông quan hàng hóa, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung.

Theo nội dung Thỏa thuận khung ký kết, cửa khẩu thông minh được xây dựng thí điểm tại Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Việt Nam) - Hữu Nghị Quan (Trung Quốc), cửa khẩu Tân Thanh (Việt Nam) - Pò Chài (Trung Quốc). Hai bên sẽ triển khai xây dựng cửa khẩu thông minh theo hai mô hình vận chuyển đường sắt trên không thông minh và bằng xe tự hành AGV trên mặt đất.

Theo Vietnam+, tại hội nghị chuyên đề do UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức chiều 23/8 để xem xét, nghe ý kiến của đại diện các sở, ngành, địa phương, doanh nghiệp về dự thảo Đề án thí điểm xây dựng mô hình cửa khẩu thông minh tại tuyến đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và cửa khẩu Tân Thanh, ông Lê Văn Thắng - Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn cho biết, mục tiêu của mô hình cửa khẩu thông minh là xây dựng cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị trở thành "cửa khẩu kiểu mẫu"; phấn đấu xây dựng Lạng Sơn sớm trở thành một trong những trung tâm, đầu mối hoạt động xuất nhập khẩu, thương mại, dịch vụ, du lịch và kinh tế cửa khẩu trọng điểm của vùng Đông Bắc.

Mô hình cửa khẩu thông minh dựa trên cơ sở ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại vào quá trình giao, nhận hàng hóa xuất, nhập khẩu để nâng cao năng lực, hiệu suất thông quan tại các cửa khẩu đường bộ nhằm đáp ứng nhu cầu giao thương ngày càng tăng của thương nhân hai nước Việt Nam-Trung Quốc.

Đặc biệt, mô hình cửa khẩu thông minh sẽ giải quyết tình trạng ùn ứ hàng hóa tại khu vực cửa khẩu, giảm chi phí vận chuyển, thông quan hàng hóa xuất, nhập khẩu, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, thu hút các doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu; tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng, góp phần ổn định và nâng cao đời sống cho nhân dân biên giới…

Với mô hình cửa khẩu thông minh, phấn đấu đến năm 2030, nâng cao năng lực thông quan tại các cửa khẩu Hữu Nghị, Tân Thanh lên khoảng 4-5 lần so với thời điểm hiện tại.

Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị từ 750 xe/ngày lên 2.500-3.000 xe/ngày; Cửa khẩu phụ Tân Thanh từ 300 xe/ngày lên 1.500-2.000 xe/ngày. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tất cả các loại hình qua Cửa khẩu Hữu Nghị phấn đấu đạt 100 tỷ USD; qua Cửa khẩu Tân Thanh đạt 25 tỷ USD.

Đồng thời, vận hành chính thức tuyến đường chuyên dụng vận chuyển hàng hoá khu vực cặp cửa khẩu Tân Thanh (Việt Nam)-Pò Chài (Trung Quốc) và trở thành lối mở thông quan của cặp Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị (Việt Nam)-Hữu Nghị Quan (Trung Quốc)...

Tại Hội nghị, lãnh đạo các sở, ngành, địa phương, doanh nghiệp của tỉnh cho rằng, việc xây dựng, triển khai Đề án thí điểm xây dựng mô hình cửa khẩu thông minh tại tuyến đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị và Cửa khẩu Tân Thanh là cần thiết, bởi sẽ giúp tỉnh tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong vấn đề thông quan hàng hóa, tạo cơ hội phát triển mới cho kinh tế địa phương.

Tuy vậy, các bộ, ngành Trung ương và cơ quan liên quan của tỉnh cần xem xét, nghiêm cứu một cách cẩn trọng, đưa ra lộ trình, kế hoạch thực hiện cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam nói chung và tỉnh Lạng Sơn nói riêng, nhất là tính toán nguồn vốn thực hiện và giá trị kinh tế mang lại cho địa phương.

Các bộ, ngành Trung ương cần hỗ trợ, giúp đỡ tỉnh tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế quản lý, vận hành, các thủ tục pháp lý liên quan, do đây là mô hình mới, có nhiều nội dung chưa có trong các quy định hiện hành.

Tại Hội nghị này, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu yêu cầu, Ban Quản lý Khu Kinh tế Cửa khẩu Đồng Đăng-Lạng Sơn, các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương liên quan cần hoàn thiện các nội dung của Đề án thí điểm xây dựng mô hình cửa khẩu thông minh tại tuyến đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị và Cửa khẩu Tân Thanh; trong đó phải đánh giá sát tác động của mô hình cửa khẩu thông minh đối với kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng, môi trường, hội nhập quốc tế.

Các sở, ngành, đơn vị, địa phương xây dựng, đưa ra cơ chế vận hành, quản lý, phương án xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện mô hình cửa khẩu thông minh để trình Chính phủ, xin ý kiến các bộ, ngành Trung ương.

Minh Hoa (t/h)

Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Bắc Ninh giữ top dẫn đầu cả nước

Thứ 4, 23/08/2023 | 11:23
Sau 7 tháng đầu năm 2023, tỉnh Bắc Ninh ghi nhận kim ngạch xuất khẩu hàng hóa vượt mốc 20 tỷ USD đứng thứ 2 cả nước.

Tháo gỡ khó khăn trong xuất khẩu cho thương hiệu cua Cà Mau

Thứ 3, 22/08/2023 | 09:36
Tiềm năng, thế mạnh của ngành hàng cua Cà Mau rất lớn, song đang phải đối mặt với nhiều thách thức và cần đến nhiều giải pháp để ngành hàng này vươn lên phát triển xứng tầm.

Nguồn gạo của Việt Nam ra sao trước nhu cầu xuất khẩu tăng đột biến?

Thứ 6, 04/08/2023 | 14:21
Trước lệnh cấm xuất khẩu gạo của các nước, Việt Nam hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu nội địa và xuất khẩu.

Quyết định cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ tạo nên cơn sốt ở Bắc Mỹ

Chủ nhật, 23/07/2023 | 11:56
Ấn Độ chiếm hơn 40% lượng gạo xuất khẩu toàn thế giới với khoảng 22,2 triệu tấn vào năm 2022.
Cùng chuyên mục

Saigon Glory của Chủ tịch Vũ Quang Bảo bị xử phạt

Chủ nhật, 12/05/2024 | 19:24
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Saigon Glory bị phạt 92,5 triệu đồng vì không gửi nội dung công bố thông tin trái phiếu cho Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội.

Tiềm năng nào cho mảng BĐS bán lẻ Việt Nam trong năm 2024?

Chủ nhật, 12/05/2024 | 18:02
Tâm lý người tiêu dùng được đánh giá là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến đà tăng trưởng của thị trường BĐS cho thuê bán lẻ tại Việt Nam.

Giá tăng, doanh nghiệp ngành gạo vẫn ngược chiều lợi nhuận

Chủ nhật, 12/05/2024 | 16:55
Quý I/2024, doanh nghiệp ngành gạo dù doanh thu tăng trưởng nhưng lợi nhuận vẫn bị bào mòn, thậm chí phải chịu cảnh lỗ liên tiếp, nợ tiền lúa nông dân.

Vàng miếng SJC “lao dốc" còn 89,60 triệu đồng/lượng: Cần giải pháp mạnh để hạ nhiệt giá vàng

Chủ nhật, 12/05/2024 | 15:28
Vàng SJC hôm nay rơi thẳng đứng còn 89,60 triệu/lượng, tuy nhiên so với vàng thế giới vẫn cao hơn 17-18 triệu. Để kéo giá vàng hạ nhiệt, theo các chuyên gia cần giải pháp mạnh.

Loại hoa được coi là “báu vật” trời ban, Việt Nam vừa xuất khẩu hơn 1.000 tấn sang Ấn Độ

Chủ nhật, 12/05/2024 | 15:00
Tháng 4/2024, Ấn Độ là thị trường xuất khẩu chính của hoa hồi Việt Nam với 1.033 tấn, chiếm 69,8% tỷ trọng.
     
Nổi bật trong ngày

Doanh thu tiền tỷ từ việc kinh doanh sản phẩm kẹp hoa sứ hot trend

Thứ 7, 11/05/2024 | 20:00
Bất ngờ trở thành sản phẩm "hot trend" - kẹp hoa sứ đạt doanh thu tiền tỷ trên các sàn thương mại điện tử.

Giá vàng 11/5: Vàng SJC bất ngờ giảm nhưng vẫn hơn 91 triệu đồng/lượng

Thứ 7, 11/05/2024 | 11:19
Sáng 11/5, giá vàng miếng SJC bất ngờ giảm hơn 1 triệu đồng/lượng nhưng vẫn đứng ở mức cao hơn 91 triệu đồng/lượng.

Giá vàng SJC giảm khi có chỉ đạo "nóng", chuyên gia 'hiến kế' quản lý thị trường vàng

Thứ 7, 11/05/2024 | 21:01
Sau chỉ đạo nóng của Phó Thủ tướng, đầu giờ chiều giá vàng giảm 1,8 triệu/lượng. Tuy nhiên, về lâu dài, thị trường cần một giải pháp khác toàn diện hơn, ngăn chặn “chảy máu” ngoại tệ và buôn lậu vàng.

Vàng miếng SJC “lao dốc" còn 89,60 triệu đồng/lượng: Cần giải pháp mạnh để hạ nhiệt giá vàng

Chủ nhật, 12/05/2024 | 15:28
Vàng SJC hôm nay rơi thẳng đứng còn 89,60 triệu/lượng, tuy nhiên so với vàng thế giới vẫn cao hơn 17-18 triệu. Để kéo giá vàng hạ nhiệt, theo các chuyên gia cần giải pháp mạnh.

Loại hoa được coi là “báu vật” trời ban, Việt Nam vừa xuất khẩu hơn 1.000 tấn sang Ấn Độ

Chủ nhật, 12/05/2024 | 15:00
Tháng 4/2024, Ấn Độ là thị trường xuất khẩu chính của hoa hồi Việt Nam với 1.033 tấn, chiếm 69,8% tỷ trọng.