Bây giờ, sự đổi thay đã hiện rõ trên cảnh sắc, con người nơi đây. Nhiều nhà hàng, những khu du lịch sinh thái phục vụ tắm nước nóng mọc lên như nấm sau cơn mưa dài, với đầy đủ các tiện nghi sẵn sàng phục vụ du khách
Mỏ nước khoáng nóng ở Thanh Thủy có quy mô diện tích khoảng 1km2, nằm sâu chừng 30-40m, đạt độ nóng trung bình 50-60 độ C, chứa nhiều khoáng chất có tác dụng chữa một số bệnh ngoài da, xương khớp…
Từ khi đưa vào sử dụng, hàng chục hộ dân đã khai thác nước khoáng phục vụ nhu cầu du lịch, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, một số cơ sở kinh doanh nơi đây mỗi năm đã đón hàng vạn du khách đến thưởng ngoạn, thăm viếng.
Đi kèm với các hoạt động du lịch đồng thời kéo theo hàng loạt dịch vụ khác như nhà hàng ăn uống, sản xuất và cung ứng các loại nông sản tạo cho La Phù có nhịp sống phát triển khá rõ. Cụ thể, từ một xã thuần nông trở thành thị trấn sầm uất, nườm nượp khách vào ra, hầu hết khách du lịch đến đây điều thích sự hoang sơ, tự nhiện vốn có của khu du lịch suối nước nóng để được hòa mình vào thiên nhiên.
Nước nóng ở đây được dẫn vào bể qua các đường ống được chôn ở dưới đất bơm lên từ các giếng các đó 1 km.
Giá trị của mỏ nước nóng là rất lớn và chục năm gần đây tiềm năng của nó đã được người dân nơi đây khai thác sử dụng. Không những vậy nó còn là thế mạnh du lịch của huyện Thanh Thủy, luôn ở tư thế sẵn sàng chào đón mọi du khách bốn phương xa gần.
Thanh Thủy Health Resort nhìn từ bên ngoài
Resort vắng như “chùa Bà Đanh”
Trái ngược thế mạnh tiềm năng du lịch nơi đây, khi bước chân vào khu Thanh Thủy Health Resort, hiện ra trước mắt chúng tôi một khung cảnh thật hoang tàn, vắng ngắt không bóng người, dù mới được xây dựng và đưa vào sử dụng chưa lâu nhưng khu resort đã xuống cấp khá nặng nề.
Nhà sàn hỏng là điểm tập kết của gỗ và bồn tắm
Với diện tích tọa lạc trên nền đất 8 hécta, được xây dựng vào năm 2001 và đưa vào sử dụng, phục vụ du khách vào năm 2004, nhìn tổng thề từ bên ngoài, Thanh Thủy Health Resort rất hoành tráng với một loạt các dãy nhà sàn, vườn cây ao cá….
Thế nhưng khi bước chân vào bên trong thì cảnh tượng lại trái ngược hoàn toàn, những ngôi nhà sàn hầu hết để không, được làm tạm bợ bằng những que nứa và vài cây gỗ đến giờ đã mục nát hết, mạng nhện phủ đầy, dây điện chằng chịt, vương trên sàn nhà là những đám rác, kèm theo lá khô, bước chân không cẩn thận có thể gãy sàn.
Biển báo độ sâu vứt chỏng chơ giữa nền tắm
Với tổng giá trị 400 triệu đồng mỗi nhà sàn, tuy nhiên hiện nay các nhà sàn này đã hư hỏng gần hết và không được sửa chữa...
Anh Bình, một nhân viên của khu Thanh Thủy Health Resort cho biết, ở đây nhân viên phục vụ ít, lương bổng thấp, vắng khách nên không có nhiều việc để làm và làm cũng không đủ sống.
Tỉnh Phú Thọ đã đầu tư nhiều cho khu du lịch này với hy vọng sẽ biến nó thành điểm nhấn cho vùng đất Tổ. Thế nhưng, xem ra, sự cố gắng này vẫn chưa được bù đắp, khi mà hạ tầng và công tác quảng bá, thu hút du khách vẫn còn là hình thức, thiếu chiều sâu và chiến lược...
Nguyễn Thị Thu Trang