Cụ bà tên Trần Thị Lựu (SN 1916). Để mục sở thị cụ bà kỳ lạ này, chúng tôi lọ mọ tìm về tận thôn Bỉnh Di (xã Giao Thịnh, Giao Thuỷ, Nam Định).
Gặp cụ bà “Tôn Ngộ Không”
Lời đồn quả không sai, khi về làng Bỉnh Di hỏi thăm về bà cụ, người dân nơi đây chỉ rành mạch về nơi cụ sống. Tìm đến đúng khu vực nhà cụ theo chỉ dẫn, chúng tôi bắt gặp hình ảnh cụ bà lưng còng, gầy gò, và đặc biệt tóc cắt ngắn, bạc phơ, đầu trần không mũ nón giữa trưa hè nắng gắt.
Tìm đến đúng khu vực nhà cụ theo chỉ dẫn, chúng tôi bắt gặp hình ảnh cụ bà lưng còng, gầy gò, và đặc biệt tóc cắt ngắn, bạc phơ, đầu trần không đội mũ giữa trưa hè nắng gắt.
Thấy chúng tôi hỏi đúng biệt danh của mình, cụ móm mém hàm răng đen nháy cười nói: “Các chú hỏi già có việc gì thì tẹo về nhà, già đang mò ít ốc, tối về nấu bát canh”. Ngồi xuống vệ đường chờ một lúc, bà cụ ngẩng mặt cất tiếng: “Các chú chờ lâu đấy. Hôm nay nước ra cống, sông cạn đi mò ít ốc rồi tiện làm ít cỏ cho đỗ nó lên. Thế thì rằm tháng 8 mới có đỗ ăn”.
Tuy đôi mắt vẫn còn khá tinh tường, nhưng do tuổi đã cao, lại vất vả đôi tai cụ có lẽ đã kém đi nhiều, những câu hỏi của chúng tôi phải nói to thì cụ mới nghe và hiểu được.
Được một lúc, con trai của cụ là ông Phan Trọng Tang (SN1944) thấy người lạ nên ra tận nơi mời chúng tôi vào nhà nói chuyện. Qua câu chuyện được biết, sống cùng nhà với người con trai nhưng mọi hoạt động từ ăn uống đến sinh hoạt cụ đều muốn riêng biệt.
Ngót trăm tuổi, bà cụ vẫn làm việc đồng áng như ai
Bên ấm trà nóng bốc khói nghi ngút cùng cùng chiếc điếu bát, ông bắt đầu câu chuyện về người mẹ già của mình. Qua lời ông, chúng tôi hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.
Sinh ra trong gia đình có truyền thống yêu nước, từ 16 tuổi, cụ Trần Thị Lựu đã tham gia hoạt động cách mạng, chống Pháp. Năm 1940 cụ về địa phương nuôi cán bộ Cách mạng tại gia đình. Và sau mấy năm cụ lên duyên với cụ ông Phan Văn Nghiêm.
Năm 1945 nạn đói khủng khiếp nhất lịch sử Việt Nam đã cướp đi sinh mạng gần 2 triệu người trong đó có cụ Nghiêm. “Kể từ ngày đó mẹ tôi một tay nuôi nấng tôi. Cụ vừa tham gia cách mạng, vừa tăng gia sản xuất. Năm 2006 xã Giao Thịnh tặng bằng khen cụ có thành tích trong cuộc kháng chiến chống pháp xâm lược”, ông Tang cho biết thêm.
Để tiện bề chăm sóc cho mẹ lúc về già, ông Tang đón mẹ về cùng sống trong căn nhà 5 gian khang trang. Cụ đồng ý, nhưng nhất quyết chỉ chọn một phòng nhỏ và mọi sinh hoạt hàng ngày không nhờ tới ai.
Mỗi buổi sáng cụ dậy rất sớm, nấu cơm, ăn sáng xong cụ lại đi quanh làng đến nhà người thân, hàng xóm chơi. Điều kỳ lạ là dù mùa đông hay mùa hạ cụ chỉ đi chân đất. Khi nào có đám đình thì cụ mới đi đôi tông cho phải lẽ. Và dù trời đổ nắng đến mấy cụ cũng chỉ có đầu trần.
97 tuổi vẫn một mình bơi sông
Hàng ngày cụ chăm sóc vườn rau rất chu đáo. Gánh nước tưới, lội xuống sông móc bùn lấy đất trồng rau, xuống sông gánh nước tưới rau. Nhìn những công việc cụ làm, người dân ở nơi đây phải đặt cái tên cho cụ là cụ “ Tôn Ngộ Không”.
Ở cái tuổi gần đất xa trời nhưng ngày nào cụ cũng chân đất lội sông, bơi sông làm việc
Bà Đỗ Thị Loan người hàng xóm cho biết “Cụ Lựu mấy năm trở lại đây yếu hơn trước nhưng vẫn con nhanh lắm. Mấy năm về trước cụ vẫn đi gặt lúa, mót thóc trong ngày mùa, phơi rơm, phơi rạ được đấy các chụ ạ”.
Đề cập đến sức khỏe và tuổi tác, cụ cười: “ Ngày xưa đói khổ có gì ăn đâu mà cứ làm quần quật suốt ngày. Chắc tôi ngày xưa làm nó quen nên bây giờ vậy chứ cũng không biết mình thế nào. Hiện tại mỗi bữa tôi uống một chén rượu mật ong và ăn 2 bát cơm. Bừa nào cũng đều đặn như vậy”.
Khi hỏi về bí quyết đệ cụ có sức khoẻ phi thường đến vậy, cụ cho biết không có bí quyết gì cả. “Già ăn uống, sinh hoạt và lao động bình thường nên trời phú cho cụ thế. Già chẳng phải đi bệnh viện bao giờ”, cụ cho hay.
“Hiện tại cụ Lưu đang nuôi chục con gà lai chọi. Cụ bảo đợi khi nào gà lớn lên thì nó đẻ trứng vừa bán, vừa ăn dần cộng thêm mấy luống rau muống mới cấy chờ vài tuần nữa là cụ có rạu sạch ăn”, cụ nói.
Mặc dù được con cái đón về nuôi, nhưng cụ luôn thích sống, sinh hoạt độc lập
Ngoài chăm sóc con gà, vườn rau muống ra, mỗi khi nước sông ra cống dòng sông cạn nước thì cụ lại cầm trên tay chiếc chậu đu đưa dưới nước để mò con cua, con ốc, rồi con trai. Hôm nào được nhiều thì cho các con các cháu, hôm nào ít thì cụ để ăn dần.
“Có lân tôi đang cất vó, nghe tiếng thùm một cái quay lại nhìn thì chẳng thấy mẹ đầu. Nhìn kĩ thì thấy bà ấy đang bơi qua sông để sang bờ bên kia mò ốc”, ông Tang cho biết.
Ông Đỗ Văn Quang, người hàng xóm sau nhà cho biết: “Tôi năm nay 65 tuổi nhưng cũng không dám lội sông móc bùn vì bây giờ dưới sông nhiều mảnh sành, rồi ô nhiễm nữa. Nhưng cụ Lựu thì coi đó là việc thường. Ngày nào cũng thấy cụ đi lại quanh xóm, Trời nắng nóng mặt đường người bình thường đi rắt cả bàn chân, không giám ra đường nhưng cụ thì cứ chân đất đi cho nên ở đây chúng tôi gọi cụ là Tôn Ngộ Không “.
Ông Lê Ngọc Đoá trưởng thôn cho biết: “Cụ Lựu là người có tuổi thọ cao, khoẻ mạnh. Chúng tôi ở đây rất quý mến cụ, xem cụ như tấm gương cho con cháu học hỏi. Chăm chỉ làm việc không dựa dẫm vào ai”.
Đoàn Tân – Văn Phan