Lào Cai: Kích điện bắt cá trái phép trên sông Hồng, hai người bị bắt giữ

Lào Cai: Kích điện bắt cá trái phép trên sông Hồng, hai người bị bắt giữ

Thứ 2, 28/10/2024 20:23

Nguyễn Văn Tuyến và Đinh Văn Bắc khai nhận đang thực hiện đánh bắt cá bằng hình thức kích điện tại khu vực dọc tuyến Sông Hồng thì bị bắt.

Ngày 28/10, Công an tỉnh Lào Cai thông tin, khoảng 4h35 cùng ngày, lực lượng phối hợp gồm Công an Tp.Lào Cai, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường Công an tỉnh, Công an phường Cốc Lếu phát hiện và bắt quả tang 2 đối tượng dùng kích điện để bắt cá trên sông Hồng.

Lào Cai: Kích điện bắt cá trái phép trên sông Hồng, hai người bị bắt giữ- Ảnh 1.

Nguyễn Văn Tuyến và Đinh Văn Bắc khai nhận với lực lượng chức năng.

Vào thời điểm trên, lực lượng phối hợp đang làm nhiệm vụ tại khu vực đường An Dương Vương, phường Cốc Lếu, thành phố Lào Cai phát hiện Nguyễn Văn Tuyến (SN 1982) và Đinh Văn Bắc (SN 1989) cùng trú tại huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định đang thu gom cá, ếch từ 2 thuyền tự chế đang neo đậu tại khu vực ven bờ sông Hồng cho vào 5 bao tải xác rắn.

Tại cơ quan chức năng, Nguyễn Văn Tuyến và Đinh Văn Bắc khai nhận đã thực hiện đánh bắt cá bằng hình thức kích điện tại khu vực dọc tuyến sông Hồng thuộc địa phận xã Quang Kim, huyện Bát Xát đến chân cầu Cốc Lếu từ 23h đêm 27/10. 

Đến 4h30 sáng 28/10 quay về mang cá đi tiêu thụ thì bị bắt giữ. Quá trình kiểm tra, tổ công tác phát hiện, thu giữ 3 chiếc ắc quy loại 12V, 3 kích điện tử loại 12V, 2 chiếc vợt tự chế, gần 40kg cá, ếch.

Hiện, cơ quan chức năng đang tiếp tục xác minh, điều tra làm rõ vụ việc.

Theo Công an tỉnh Lào Cai, mặc dù nguy hiểm nhưng thực tế vẫn còn nhiều người bất chấp, lén lút sử dụng kích điện để đánh bắt thủy sản. Nhiều trường hợp lợi dụng địa hình sông nước lén lút sử dụng kích điện, nhất là vào giữa trưa hoặc đêm tối, trời mưa khi vắng bóng lực lượng chức năng. Việc sử dụng kích điện để đánh bắt thủy sản là hành vi đánh bắt mang tính hủy diệt và đã bị pháp luật nghiêm cấm.

Việc sử dụng kích điện để đánh bắt thủy sản là hành vi đánh bắt mang tính hủy diệt và đã bị pháp luật nghiêm cấm. Với hành vi này, ngoài bị xử phạt hành chính còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự căn cứ theo Điểm a Khoản 1 Điều 242 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Cụ thể: Người nào vi phạm các quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản thuộc một trong các trường hợp sau đây, gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong những hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Chính vì vậy, người dân cần tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật để đảm bảo an toàn tính mạng cho bản thân và bảo vệ nguồn lợi thủy sản bền vững.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.