Lào Cai tan hoang sau cơn mưa đá kỷ lục

Lào Cai tan hoang sau cơn mưa đá kỷ lục

Thứ 5, 28/03/2013 11:53

Thông thường hạt nước đá đường kính 2 - 4cm như quả trứng, nhưng mưa đá ở Lào Cao có đường kính 8 - 10cm, to như bình pha nước, xuyên thủng mái nhà lợp bằng tấm ximăng, là rất ít thấy.

Lúc 0h ngày 27/3, tại 26 xã, thị trấn của huyện Mường Khương, Bắc Hà và Si Ma Cai (tỉnh Lào Cai) đã hứng chịu trận mưa đá kéo dài khoảng 20 phút.

Việt Nam Xanh - Lào Cai tan hoang sau cơn mưa đá kỷ lục

Trận mưa đá tại Lào Cai đã khiến 10.500 nhà bị hư hỏng.

Theo ông Lê Thanh Hải, phó giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương, trận mưa đá này có cường độ, kích thước rất lớn, hiếm gặp.

Có mặt tại thị trấn Mường Khương cách TP. Lào Cai hơn 50km, chúng tôi chứng kiến khung cảnh tan hoang ở đây. Trung tâm thị trấn Mường Khương ngổn ngang như bãi chiến trường, hai bên đường Giải Phóng 11/11, những mái nhà thủng lỗ chỗ như tổ ong, nhiều nhà không còn mái.

50 năm mới thấy một trận mưa khủng khiếp

Hàng cây xanh dọc phố Mã Tuyển 3 xơ xác, chỉ trừ loáng thoáng vài ngôi nhà mái đúc bê tông, còn lại hai bên đường phố là những ngôi nhà xiêu vẹo, mái trống huơ trống hoác. Nhà lợp ngói đỏ thì vỡ vụn, nhà lợp tấm ximăng thì thủng lỗ chỗ, nát như tàu lá bị bão dập.

Ông Vàng Phà Cửi, đôi mắt hốc hác vì thức trắng cả đêm, mệt mỏi nói với chúng tôi: "Chú nhìn xem, mái nhà thủng lỗ chỗ, bát đĩa vỡ vụn, quần áo, chăn màn ướt hết, nhà vẫn ngập nước. Sống ở đây hơn 50 năm mà tôi chưa bao giờ thấy trận mưa đá khủng khiếp như thế. Nhỏ thì bằng nắm tay người lớn, to thì bằng cái bát ăn cơm, cứ thế xuyên thủng mái nhà lợp bằng tấm ximăng lao xuống, đồ đạc trong nhà vỡ tan. Tôi phải chui xuống gầm giường để tránh bị thương tích".

Tiếp giáp với thôn Mã Tuyển 3, thôn Mã Tuyển 2 cũng tan hoang không kém. Trận mưa đá khiến nhiều người lâm vào cảnh màn trời chiếu đất. Anh Tải Văn Thảo kể lại sự việc trong nỗi sợ hãi: "Tiếng sấm chưa dứt, những hòn đá từ trên trời ào ào đổ xuống. Biết là xảy ra mưa đá, một tay bế con, một tay lôi vợ lao vội vào lò sấy lá thuốc lá. Sau 20 phút, trận mưa chấm dứt, tôi chui ra khỏi lò sấy thuốc lá, không tin vào mắt mình nữa, mái nhà biến mất, đồ đạc trong nhà vỡ vụn, ngổn ngang".

Hơn 10.500 nhà bị hư hỏng

Thông tin từ văn phòng Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn cho biết, mưa đá ở Lào Cai và Hà Giang đã làm 26 người bị thương và hơn 10.500 ngôi nhà bị hư hại tính đến chiều tối 27/3.

Số người bị thương đều do mưa đá gây ra ở Lào Cai. Trong đó huyện Mường Khương có 23 người bị thương, huyện Bắc Hà có 2 người và huyện Si Ma Cai có 1 người. Tổng cộng tại Lào Cai có khoảng 10.500 nhà bị hư hỏng (Mường Khương 7.000 nhà, Bắc Hà 2.500 nhà, Si Ma Cai 1.000 nhà). Hiện có 1.389 bộ đội, dân quân và các lực lượng khác khắc phục hậu quả tại Lào Cai.

Còn tại Hà Giang, mưa đá xảy ra ở ba huyện Bắc Quang, Quang Bình và Yên Minh khiến 80 nhà bị hư hỏng. Trong đó Quang Bình hư hỏng 60 nhà, Yên Minh 14 nhà và Bắc Quang 6 nhà (1 nhà bị sập).

Không dự báo được, chỉ cảnh báo

Ông Lê Thanh Hải cho biết trong thời điểm giao mùa từ tháng 3 đến tháng 5 rất dễ xảy ra các hiện tượng mưa đá, dông, tố lốc ở bất cứ khu vực nào. Theo ông Hải, trận mưa đá ở Lào Cai có cường độ, kích thước rất lớn, hiếm gặp. Hạt nước đá đường kính 8 - 10cm là rất to, thông thường viên đá kích thước 2 - 4cm như quả trứng gà thường gặp nhưng to như bình pha nước thì rất ít thấy. Ông Hải cho biết thêm mưa đá ở vùng núi phía Bắc thường có hạt to hơn và cường độ khủng khiếp.

"Một trong những lý do làm mưa đá ở Lào Cai lớn bất thường nữa là mấy hôm trước đó ở miền Bắc khá nóng nên gặp khối khí lạnh thì sự xung đột giữa hai khối khí mạnh hơn. Từ nay đến tháng 5 mưa đá có thể xảy ra bất cứ lúc nào ở các địa phương. Hiện nay không dự báo được mà chỉ đưa tin cảnh báo khi xuất hiện các hệ thống gây ra thời tiết nguy hiểm như dông, tố lốc, mưa đá", ông Hải cho biết.

Từ đầu năm tới nay, mưa đá kèm dông lốc từng xảy ra ở các huyện miền núi Quảng Nam và huyện Phong Điền (Thừa Thiên - Huế) trong chiều 20/3. Chiều 22/3 ở xã Hà Linh, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) cũng xảy ra mưa đá và lốc làm tốc mái hơn 100 ngôi nhà.

 Việt Nam Xanh - Lào Cai tan hoang sau cơn mưa đá kỷ lục (Hình 2).

Cục mưa đá có kích thước lớn hơn quả táo rơi xuống tàn phá các huyện Mường Khương, Si Ma Cai, Bắc Hà của tỉnh Lào Cai.

 Việt Nam Xanh - Lào Cai tan hoang sau cơn mưa đá kỷ lục (Hình 3).
 Việt Nam Xanh - Lào Cai tan hoang sau cơn mưa đá kỷ lục (Hình 4).
 Việt Nam Xanh - Lào Cai tan hoang sau cơn mưa đá kỷ lục (Hình 5).
 Việt Nam Xanh - Lào Cai tan hoang sau cơn mưa đá kỷ lục (Hình 6).

100 mái nhà ở bản Lúng Pâu, xã Tung Trung Phố bị mưa đá tàn phá...

 Việt Nam Xanh - Lào Cai tan hoang sau cơn mưa đá kỷ lục (Hình 7).
 Việt Nam Xanh - Lào Cai tan hoang sau cơn mưa đá kỷ lục (Hình 8).

... trong đó, nhiều mái nhà bị phá hỏng 100%.

 Việt Nam Xanh - Lào Cai tan hoang sau cơn mưa đá kỷ lục (Hình 9).

Mái trường tiểu học thị trấn Mường Khương bị mưa đá phá nát. Việc dạy học của thầy trò nơi đây bị ngừng lại đến khi khắc phục xong thiệt hại.

 Việt Nam Xanh - Lào Cai tan hoang sau cơn mưa đá kỷ lục (Hình 10).

Gia đình chị Lui Hồng Chấn (34 tuổi) ở thôn Làn Ma, xã Tung Trung Phố, huyện Mường Khương, Lào Cai đang khẩn trương lợp lại mái nhà. Không có nhiều gia đình đủ điều kiện làm lại mái nhà như chị Chấn.

 Việt Nam Xanh - Lào Cai tan hoang sau cơn mưa đá kỷ lục (Hình 11).

Chiếc xe máy của anh Giàng Seo Sử ở xã Tả Gia Khâu, huyện Mường Khương, Lào Cai bị mưa đá phá hỏng phần nhựa mặc dù đã dựng trong nhà.

 Việt Nam Xanh - Lào Cai tan hoang sau cơn mưa đá kỷ lục (Hình 12).

Hoa màu ở cánh đồng xã Gìn Chin, huyện Mường Khương, Lào Cai bị mưa đá phá hỏng.

 Việt Nam Xanh - Lào Cai tan hoang sau cơn mưa đá kỷ lục (Hình 13).

Đa phần rau cải bắp của chị Hoàng Thị Hương ở xã Thanh Bình, huyện Mường Khương, Lào Cai không còn nguyên vẹn.

 Việt Nam Xanh - Lào Cai tan hoang sau cơn mưa đá kỷ lục (Hình 14).

Tài sản quý giá của người dân còn giữ được sau trận mưa đá.

 Việt Nam Xanh - Lào Cai tan hoang sau cơn mưa đá kỷ lục (Hình 15).

Cháu Vàng Định Dương (14 tuổi) ở thôn Phố Cũ, thị trấn Mường Khương mặc dù đã nằm trong gầm giường nhưng vẫn bị đá rơi trúng phải cấp cứu ở bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai.

 Việt Nam Xanh - Lào Cai tan hoang sau cơn mưa đá kỷ lục (Hình 16).

Gia đình ông Trung Trá Sến, ở thị trấn Mường Khương bị mưa đá phá hỏng mái nhà, phải nấu ăn ở ngoài.

 Việt Nam Xanh - Lào Cai tan hoang sau cơn mưa đá kỷ lục (Hình 17).

Đến sáng nay 27/3, nhiều người dân ở thị trấn Mường Khương vẫn tìm thấy những cục đá chưa tan hết có kích thước to hơn quả táo.

Đề phòng sấm sét

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương, khi thấy trời nổi dông gió, mây đen bao phủ bầu trời gần như kín tầm mắt và khối mây có dạng như bầu vú, gió mạnh nổi lên tạo ra tiếng rít ù ù, ầm ầm liên tục thì cần cảnh giác với mưa đá. Nếu tiếp đó có lắc rắc vài hạt mưa rào và cảm thấy nhiệt độ không khí lạnh đi nhanh chóng, có thể mưa đá sẽ xảy ra. Khi có nguy cơ xảy ra mưa đá, mọi người nên tạm trú sang những nhà kiên cố như mái bằng. Mưa đá thường xuất hiện với dông lốc kèm theo sấm sét nên cần đề phòng cả sấm sét.

Theo Thanh niên

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.