Người đàn ông được mệnh danh là người cõi âm ấy là ông Nguyễn Văn Nậm (SN 1949, trú tại xóm 6 thôn Bỉnh Di, xã Giao Thịnh, Huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định). Bạn bè thường gọi ông với tên thân mật là Nậm “cú mèo” hay lão Nậm “ma”.
Thích xác chết từ nhỏ...
Được tiếp kiến ông trong một buổi chiều muộn, lão Nậm ma cởi mở nói về ký ức tuổi thơ. Nơi ông bắt đầu vào cái nghề có một không hai này.
Ngay từ nhỏ lão Nậm đã yêu thích nghề bó xác chết và đã làm bạn với các xác chết
Ông tự nhận, từ thủa còn chăn trâu cắt cỏ cùng đám bạn trong thôn, ông thấy mình đã tỏ ra khác lạ, dị thường. Bởi mỗi khi có đám cải táng bốc mộ, hay có người chết đang được bó xác là ông chạy đến chăm chú xem.
“Không như chúng bạn cùng lứa tuổi nhìn thấy là sợ hãi chạy mất tăm. Mình thì thích thú. Nhìn xác chết mà mình như bị thôi miên, chỉ chăm chăm nhìn vào cái xác đó, rồi quan sát xem bộ xương được người ta nhặt nhạnh xếp đặt như nào, chứ không hề sợ hãi”, Ông Nậm nói.
Sau mỗi lần như thế về nhà, hằng đêm cậu bé Nậm lại ngồi trầm ngâm hồi tưởng lại cách người ta đã sắp xếp một bộ xương người chết theo tuần tự ra sao. Rồi cậu vẽ ra những sơ đồ riêng cho mình và coi đó như một công trình nghiên cứu bí mật gối đầu giường.
Niềm đam mê với các xác chết thôi thúc ông từng ngày từng giờ. “Để kiểm chứng trí nhớ và rèn luyện khả năng, hồi đó tôi vào bệnh viện ở địa phương xin cho kì được một sơ đồ bộ xương và tuần hoàn trong cơ thể về để tìm hiểu cho kỳ”, ông Nậm kể.
Dụng cụ hành nghề của ông đơn giản chỉ là cây kéo và 1 con dao
Sau khi nghiên cứu lý thuyết kỹ càng, ông bắt đầu hành nghề bằng việc đi bốc mộ, bó xác chết miễn phí cho các trong thôn trong xã. Lúc đó ông mới 17 tuổi.
Nhớ lại những lần đầu hành nghề, ông Nậm tâm huyết kể: “Những lần đầu tôi không hề lấy tiền công, mà chỉ nhận ăn với người nhà một bữa ăn, uống một chai rượu. Lúc đó mình chỉ quan niệm là làm phúc cho người đã quất. Và quan trọng hơn là cái tình yêu nghề”.
Cảm giác lần đầu tiếp xúc với cõi âm ông không giấu nổi cảm giác sợ hãi: “Mình xem nhiều, đọc nhiều về xác chết nhưng lần đầu chạm vào nó tôi thấy lạnh sống lưng. Đặc biệt là lúc chui xuống huyệt bới xác một mình. Khi đã đưa xác chết lên rồi thì lại run vì không biết có làm đúng không, có bốc thiếu cái xương nào không. Hồi đó mỗi lần làm là mồ hôi tôi ướt đầm hai áo. Bởi nếu mình sắp sai hoặc thiếu thì khó ăn nói với chính bản thân mình và người đã khuất lắm”.
...và những lần đuổi ma!?
Sau những lần như thế, dần thành quen và nó trở thành cái nghiệp gắn bó với ông gần 50 năm nay. Khi được hỏi ông đã bao giờ thấy người chết hiện về chưa. Lão Nậm cười phủ nhận chuyện huyễn hoặc đó. Và khẳng định, người dân nơi đây họ cứ khoác cho ông những chuyện không tưởng.
Những lần một mình dưới huyệt với xác chết là những lần ông vẫn cảm thấy sợ hãi
Họ đồn ông Nậm từng đánh nhau với ma. Chuyện là khi ông coi lúa ở ngoài cánh đồng, nhìn thấy ma tơi (ma đói) kêu gào đòi lấy thóc, lúa nhà ông đi. Ông cầm đoàn gánh (cây tre được vót để gánh lúa) đuổi đánh.
Lúc đó on ma thấy sợ quá vắt chân lên cổ chạy rồi chui xuống một lỗ lẻ ở bờ ruộng. Thế là từ đó lão Nậm càng nổi tiếng thêm về cái nghiệp của người “âm”. Và được người dân nơi đay xem như là con nuôi của “diêm vương”.
Ngoài đồn thổi, họ còn nhiều lần thử sự gan lỳ của ông, cũng như xem lão Nậm có sợ ma hay không. Biết ông hay đi làm về lúc nửa đêm, nhiều người mặc áo trắng, để tóc xõa, ngồi vắt vẻo trên cành cây.
Thấy ông đi qua, con ma giả thò chân dẵm lên vai lão Nậm cười khanh khách. “Lúc đó tôi tôi lấy hai tay nắm chặt chân co ma giả đó và nói đứa nào đây, chân người chứ không phải chân ma. Không nói tao bẻ gây chân thế là bon nó kêu lên xin tha mạng rối rít”, lão nậm cười nói.
Đoàn Tân – Phan Thiên