Lão nông 22 năm đục núi, mở đường

Lão nông 22 năm đục núi, mở đường

Thứ 5, 27/12/2012 23:42

Suốt 22 năm dài(19601982), ông Dasrath Manjhi, một người đàn ông nhỏ bé đã biến quả núi thành con đường dài 100m, rộng 9m và có thể đi bằng xe đạp, xe máy thuận tiện.

Ngọn núi này bao đời nay khiến làng Gahlour bị cô lập với vùng xung quanh, trẻ em muốn đến trường phải đi bộ 8km.

“Ngọn núi này khiến chúng tôi gặp khó khăn trong nhiều thế kỷ qua. Chính quyền không quan tâm, vì vậy tôi quyết định tự mình làm điều đó”, ông Manjhi cho biết trong một cuộc phỏng vấn trước khi ông qua đời vì bệnh ung thư năm 2007.

Ngoài hai công cụ búa và xà beng, ông không hề trang bị một dụng cụ bảo hộ nào khác vì “quen rồi, đeo rất khó chịu”, ông nói.

Một người dân trong làng từng chứng kiến công việc đào núi, mở đường của ông Manjhi kể lại: Ông ấy bổ từng nhát búa lên đầu cây đinh đục sắt. Có lần, ông hét lên đau đớn khi một mảnh dăm sắt văng ra, ghim vào tay.

Pháp luật - Lão nông 22 năm đục núi, mở đường

Dân làng cho rằng công lao của ông đáng để xây dựng một tượng đài. Tuy nhiên ông Manjhi cho hay, ông làm công việc trên không phải để được ghi ơn mà vì tình yêu với người vợ đã mất.

“Khi tôi làm việc ở một trang trại, vợ tôi là Faguni Devi đi lấy nước và bị thương nặng khi leo qua ngọn núi. Đó là lúc tôi quyết định đào một con đường”.

Do ngọn núi ngăn cách mà vợ ông đã không được đưa đến bệnh viện kịp thời. Bà đã qua đời sau đó.

Bản thân ông Dasrath Manhi thuộc tầng lớp Musahar đáy cùng xã hội. Bang Bihar ở miền bắc Ấn Độ có khoảng 1,3 triệu người Musahar với chưa đầy 1% người biết chữ. Họ sống trong làng mạc heo hút và 98% người dân không có đất, phải làm thuê. Mỗi năm họ thất nghiệp đến 8 tháng và phải săn chuột ăn qua ngày.

Sau khi hoàn thành con đường, ông Dasrath Manhi đã làm việc không mệt mỏi vì sự tiến bộ của cộng đồng mình. Ông đã thuyết phục được gần 50 gia đình trong ngôi làng rời đến khu định cư trên đất của chính phủ để có một cuộc sống no ấm hơn. Đồng thời ông cũng làm đơn xin chính quyến cấp một mảnh đất để xây dựng một bệnh viện nhỏ ở Musahar.

Với những công lao trên, ông Dasrath chưa từng nhận được sự vinh danh của chính phủ Ấn Độ, ngoài một lễ tang do chính quyền tổ chức khi ông qua đời.

Câu chuyện của ông sau này được dựng thành bộ phim có tựa đề “Manjhi” vào năm 2010 và một bộ phim nữa sẽ ra mắt vào năm 2012.

Hạnh Nguyên


Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.