Lão nông nghèo kiết xác mua ô tô vì sợ... chó

Lão nông nghèo kiết xác mua ô tô vì sợ... chó

Thứ 2, 30/09/2013 11:22

Ông Khúc Văn Cẩn, 46 tuổi (Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng) ở trong căn nhà xập xệ, đến cái giường ngủ còn không có nổi manh chiếu trải nhưng lại là một trong những người đầu tiên “tậu… xế hộp” ở nơi đây...

Đòi vợ trả phí hao mòn khi ly hôn

Từ những năm 1998 thế kỷ trước, khi mà nhiều gia đình còn nghèo, có được chiếc xe máy cũng là một gia sản lớn trong nhà, đến các “đại gia” ở huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng cũng chưa mấy ai có xe riêng để đi thì ông Khúc Văn Cẩn đã sở hữu một chiếc xe ôtô hiệu Lada.

Cái ngày ông “đánh” chiếc xe về làng, mọi người ở vùng quê nghèo Vĩnh Bảo lúc bấy giờ đều chẳng ai tin vào mắt mình.

Bà Khúc Thị Gieo, người cùng thôn trò chuyện: "Có được số tài sản thừa kế một cách bất ngờ, ông Cẩn đã đem đổi ngay lấy một chiếc ôtô để đi. Cái hồi mua xe đó, ông ấy phải cất công sang tận tỉnh Thái Bình mới kiếm được con xe ưng ý người ta rao bán".
Nhà ông Cẩn thuộc dạng nghèo ở thôn Từ Lâm, ông có một đời vợ và sinh được hai cô con gái, vợ ông quanh năm chỉ quanh quẩn với vài ba sào ruộng với cái ao mà bố mẹ để lại để kiếm sống.

Ô tô-Xe máy - Lão nông nghèo kiết xác mua ô tô vì sợ... chóChiếc ô tô của ông Cẩn được gia chủ bảo quản cẩn thận.

Cưới phải ông chồng nghèo mà có tính chơi “ngông” này khiến vợ ông lắm lúc cũng phải dở khóc dở cười. Tiền thì không có, nhà thì dột nát như túp lều, cơm lắm lúc còn không có mà ăn, ấy vậy mà bà còn phải lo tiền xăng để thi thoảng ông chồng còn “đánh” xe đi chơi cho… “oách”.

Mà cái xe thì cũ nát, “uống” xăng như... voi uống Phi-la-tốp, mỗi lần ông chồng bà “nổi hứng” lấy xe ra đi thì tiền xăng cũng bằng tiền ăn mấy tuần của cả nhà. Sau bao năm chịu đựng, dù đã có với nhau hai mặt con, nhưng cuối cùng vợ ông Cẩn cũng phải dắt hai con về nhà ngoại ở.

Ngày viết đơn ly hôn, bà vợ mang lên trình chính quyền xã, bộ phận hòa giải của xã đã đến gia đình và khuyên nhủ cả hai vợ chồng. Tuy nhiên, người ta cũng được phen vỡ mật vì ông Cẩn nằng nặc đòi bà vợ phải trả tiền “phí... hao mòn” cho ông ta trong quãng thời gian sống chung.

Mua xe ô tô đi vì sợ...chó cắn!

Ông Cẩn kể lại, hôm ông Cẩn vào gặp chủ nhà hỏi mua xe, nhìn vào chiếc xe đạp cà tàng với bộ dạng có phần nhếch nhác, áo quần nhầu nhĩ của ông khiến người chủ xe cứ nghĩ ông có ý đùa. Đến khi ông Cẩn chồng đủ tiền mặt ra thì người chủ xe mới dám tin.

Rồi được một thời gian, ông Cẩn cũng bán chiếc Lada "già" đi để tậu một con xe mới. "Sau khi bán chiếc Lada đi, tôi gom góp được 3 cây vàng dắt vào bụng và gót giày, đạp xe đạp hàng chục cây số để đi “tậu” xe mới “nâng đời”.

Ô tô-Xe máy - Lão nông nghèo kiết xác mua ô tô vì sợ... chó (Hình 2).Ông Khúc Văn Cẩn.

Ông chủ xe lúc đó cứ cho rằng tôi hỏi mua xe là để đùa nên ông ý ra giá chiếc xe là 100 triệu đồng, nhưng đến khi tôi lấy trong người ra và chồng đủ hơn 2 cây vàng lên mặt bàn thì mặt ông ta méo xệch", ông Cẩn cho biết.

Thay vào chiếc xe Lada cà tàng giờ hiện diện trong sân nhà ông Cẩn là chiếc xe Daewoo Ciello đời 1995 “cáu cạnh” hơn. Ông Cẩn hì hụi mở lớp rào sắt quây quanh xe, bỏ lớp chăn bông và ni-lon che phủ ra tự hào bảo, chiếc này không hay hỏng vặt như xe trước, đỡ phải đi sơn sửa mà đi nó cũng “oách” hơn.

Rồi ông tâm sự: “Ở phương Tây người ta tiến bộ lắm, nhà nào chẳng có ít nhất một chiếc ôtô để đi. Công việc của tôi là làm kiểm sát viên đê điều, rất hay phải đi tuần tra đê vào mùa mưa bão.

Cứ mỗi trận bão về, gió giật lên đến cấp 9, cấp 10 mà đi xe đạp để tuần tra đê thì làm sao mà được. Nguy hiểm lắm, tai nạn như chơi, chưa kể đến việc đi tuần tra buổi đêm rất hay gặp chó của người dân thả rông, đi xe đạp dễ bị chó cắn lắm…

Vì thế, tôi quyết phải sắm chiếc xe ôtô, vừa để đi làm cho an toàn, vừa để làm thêm, trong làng xã nếu có ai thuê chở đi cưới hỏi tôi đều nhận để còn kiếm đồng ra đồng vào”.

Theo An ninh Thủ đô

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.