Lật lại sự kiện “khúc dạo đầu của ngày tận thế”

Lật lại sự kiện “khúc dạo đầu của ngày tận thế”

Thứ 5, 27/12/2012 23:42

Đại thảm họa núi lửa năm 79 vùi lấp toàn bộ các thành phố La Mã cổ đại chính là "khúc dạo đầu" cho hành trình đi đến ngày tận thế của trái đất?.

Thc hư đi thm ha được báo trước

Thời kỳ cổ đại, nhà triết học La Mã Seneca đã đưa ra một lời tiên đoán rúng động: Trái đất sẽ kết thúc trong những làn khói, tất cả đều bị thiêu rụi và mở ra một thế giới công bằng, hạnh phúc. "Những gì chúng ta nhìn thấy và ngưỡng mộ ngày hôm nay sẽ bị ngọn lửa đốt cháy và cũng chính nó sẽ dẫn loài người đến với một thế giới mới hạnh phúc hơn", nhà tiên tri nói.

Dù chưa biết độ thực hư của lời tiên đoán thế nào nhưng dự cảm đó đã khiến cả đế chế La Mã quay cuồng. Không lâu sau, khi thần dân của đế chế La Mã đang say sưa với đồng ruộng, thảm họa bỗng ập xuống. Đúng vào ngày 23/8/79, núi lửa Vesuvius (nằm ở vịnh Naples, Italia) bỗng dưng phun trào sau hàng ngàn năm ngủ yên. Những tiếng nổ tung trời tạo ra một cột tro và đá bọt cao từ 15 - 30km bao trùm toàn La Mã. Với nhiệt lượng gấp 100.000 lần vụ đánh bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki (Nhật Bản), các thành phố gần đó phút chốc bị phá hủy hoàn toàn dưới các dòng nham thạch khổng lồ.

Ước tính khoảng 16.000 người chết từ vụ phun trào lịch sử này. thành phố Pompeii và Herculaneum cổ đại bị xóa sổ dưới lớp đá bọt dày 2,8m. Người La Mã cổ đại gọi thảm kịch này là "cơn thịnh nộ của thần thánh". Có một điều trùng hợp khiến người dân liên tưởng đến bàn tay của thần thánh, thảm họa xảy ra đúng vào ngày hội của thần Vulcan, vị chúa tể của lửa trong thần thoại La Mã. Người La Mã cổ đại gọi đó là thời khắc tận thế của nhân loại.

Quay trở lại lịch sử, thành phố Pompeii được 10 bộ lạc lớn có tên Aus cùng nhau xây dựng. Đến năm 79, nơi đây đã trở thành câu lạc bộ của những người giàu. Tầng lớp quý tộc, thương gia giàu có kéo nhau đến đây tìm lạc thú, biến Pompeii thành "Thủ đô tửu sắc" của La Mã.

Thế giới - Lật lại sự kiện “khúc dạo đầu của ngày tận thế”

Núi lửa Venuvius phun trào nhấn chìm La Mã là "nốt dạo đầu" của "ngày tận thế".

Trước khi thảm họa xảy ra, ngọn núi lửa Vesuvius vẫn đang hoạt động. Người dân sống tại Pompeii từ lâu đã quen với những chấn động nhỏ, họ "không quá lo lắng bởi chúng thường xảy ra tại Campania". Đầu Công nguyên, nhà địa lý học nổi tiếng Strabo căn cứ vào đặc trưng mẫu đất Vesuvius xác định rằng, núi lửa này đã ngừng hoạt động. Dân chúng lúc đó hoàn toàn tin vào lời suy luận của Strabo nên an tâm sinh sống dưới chân núi lửa Vesuvius mà không chút đề phòng. Hai bên sườn ngọn núi lửa, người ta còn trồng những cánh đồng màu xanh ngát, trên bình nguyên đi đâu cũng thấy rừng chanh, quất và các loại cây ăn trái khác. Họ đâu ngờ "ngọn núi lửa chết" kia đã gây ra thảm họa diệt vong với cả thành phố.

Theo các nhà khoa học cổ đại, trận nổi giận của núi lửa Vesuvius cũng làm thay đổi dòng chảy của sông Sarno và nâng cao đáy bờ biển, do đó Pompeii lúc này không nằm cạnh sông cũng không gần bờ biển. Vesuvius đã trải qua những thay đổi lớn - sườn dốc bị xóa đi thảm thực vật và đỉnh cũng bị thay đổi đáng kể do tác động của đợt phun trào.

Sau khi núi lửa ngừng hoạt động, một số người sống sót đã quay trở lại thành cổ dưới chân núi Vesuvius để tìm kiếm tài sản khi họ tháo chạy nhưng đã không tìm thấy bất kỳ thứ gì. Nạn cướp bóc tràn lan cũng diễn ra sau khi thành phố bị phá hủy đẩy khu vực này vào thời kỳ đen tối chưa từng có. Cùng với dòng chảy của thời gian, mọi người dần quên lãng thành phố Pompeii và nó chính thức mất tích từ đó.

Gn vi thi khc "ngày tn thế"

Theo các nhà khoa học, sau trận nổi giận năm 79, Vesuvius đã phun trào một vài lần sau đó và ngày nay nó được xem là một trong những núi lửa nguy hiểm nhất trên thế giới. Hiện vẫn có khoảng 3 triệu người sống gần đó và núi lửa luôn có xu hướng phun nổ. Đó cũng là khu vực núi lửa có đông dân sinh sống nhất trên thế giới ngày nay.

Trước khi phun trào vào năm 79, những trận động đất thường xuyên xảy ra tại Vesuvius trong một thời gian dài. Tuy nhiên, chính sự hạn chế về nhận thức đã khiến người dân bỏ qua các dấu hiệu này và gán cho nó lời giải thích về ngày tận thế. Tuy được đánh giá là một trong những vụ phun trào thảm họa và nổi tiếng nhất lịch sử châu Âu nhưng theo các nhà khoa học hiện đại, đây là một hiện tượng tự nhiên hết sức bình thường.

Một nhà nghiên cứu địa chất đến từ Mỹ cho biết: "Thảm họa đã được cảnh báo từ trước, không hề mang yếu tố tâm linh hay thần thánh như niềm tin của người La Mã cổ đại. Các đợt hoạt động của núi lửa là hiện tượng bình thường trong lịch sử hình thành trái đất. Nếu lời tiên tri của Seneca là sự thật thì có lẽ ngày tận thế ấy đã xảy ra ngay từ buổi bình minh của thế giới chứ không cần phải đợi đến năm 79".

Sau khi bị rơi vào quên lãng, đến năm 1594, một người nông dân xây dựng kênh dẫn nước trên vùng đất thuộc thành cổ Pompeii năm xưa tình cờ phát hiện thấy một mảnh đá cẩm thạch lớn bị vỡ và cả tiền đá. Năm 1689, một người ở ngoại ô Napoli trong khi đào giếng đã nhặt được vài mảnh đá khắc chữ, trong đó có một mảnh khắc tên Pompeii. Căn cứ vào các phát hiện đó có người dự đoán thành phố Pompeii được xây dựng tại khu vực này.

Năm 1748, nông dân địa phương tiếp tục phát hiện thấy một số di vật ở di chỉ thành cổ Pompeii. Và công việc tìm kiếm thành cổ Pompeii của các nhà khảo cổ được bắt đầu. Dưới đống tro núi lửa, các nhà khoa học đã tìm thấy bức họa kỳ diệu và khai quật được bộ hài cốt đầu tiên, bên cạnh rơi một vài đồng tiền vàng, tiền bạc cổ đại. Chứng tích về thành phố huy hoàng của đế chế La Mã cổ đại dần dần được phát lộ.

Từ năm 1808 - 1815, một học giả người Pháp đã chỉ đạo công tác khai quật "thành phố chết" Pompeii. Nhưng phải đến năm 1860 người ta mới bắt đầu tiến hành khai quật có hệ thống. Năm 1890, công tác khai quật mới chính thức đi vào hoạt động. Một kỹ thuật khai quật mới được áp dụng giúp người chết bị chôn vùi, động vật, đồ dùng gia đình và các kiến trúc bằng gỗ đều được tái hiện diện mạo vốn sẵn có. Khi thành phố hiện ra, các nhà khoa học không khỏi hoảng hồn khi nhìn thấy hàng trăm tư thế của người bị nạn trước khi chết. Có người hai tay ôm đầu co tròn thành một cục; hoặc tay ôm mặt gục đầu xuống đất; có người tay ôm túi tiền tháo chạy hoảng hốt; hoặc người mẹ bồng con cùng chết...

Một hình ảnh khác cũng phản ánh chế độ đấu sĩ dưới thời đế chế La Mã. Những đấu sĩ nô lệ tìm cách phá khóa nhưng không được nên khi chết vẫn còn bị nằm trong dây xích. Một thảm kịch ghê rợn trong lịch sử đã được dựng lại. Trong một tư dinh hào hoa phú quý, căn phòng đang được tu sửa, khi cả chủ nhân và đám thợ mộc gặp nạn trốn dưới hành lang đều bị chết. Một biệt thự khác ở ngoại ô, chủ nhân và hai mươi nô lệ khi gặp nạn cùng bị chết khi đang trốn dưới hầm ngầm.

A.V

Tin tức về Ngày tận thế cần đọc:

> Chờ tận thế, chuyện 'nhục thân bất hoại' của thiền sư Nga

> Xin chào ngày tận thế!

> Nở rộ dịch vụ ăn theo "ngày tận thế"

> Người Anh dự trữ bao cao su cho ngày tận thế

> Viễn cảnh khác về ngày tận thế qua tranh vẽ

> "Rất nhiều người thực sự đang sợ hãi Ngày tận thế"

> Tận thế là ngày mạt vận do "con người suy đồi đạo đức"

> Chính quyền trấn an dân chúng về Ngày tận thế

> Chuyện gì sẽ xảy ra vào ngày tận thế?


Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.