Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia cũng ái ngại với thực trạng quản lý chưa đồng bộ của các cơ quan chức năng dẫn đến thiếu hiệu quả trong công tác quản lý gái mại dâm hiện nay.
Giải mã “cuộc chơi” số phận
Trước sự nở rộ của "công nghệ đảo gái" mại dâm trên địa bàn TP.HCM trong thời gian qua, PV báo điện tử Người đưa tin đã có cuộc trao đổi trực tiếp với các nhà chuyên môn để có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề này. Trao đổi với PV, tiến sĩ Nguyễn Công Thoại - Giám đốc Công ty Tâm lý Việt cho biết: "Tệ nạn mại dâm đã trở thành một vấn đề gây nhức nhối của toàn xã hội trong thời gian qua. Tuy nhiên, thời gian gần đây, tệ nạn này ngày càng nổi cộm, tinh vi, ngang nhiên và quy mô hơn khiến cho các cơ quan chức năng không kịp trở tay trong công tác quản lý".
Hoa hậu Mỹ Xuân vừa phải hầu tòa vì tội môi giới bán dâm.
Theo tiến sĩ Nguyễn Công Thoại, một số cô gái vì không có học vấn, nghề nghiệp nhưng lại không muốn kiếm tiền bằng công việc chân tay nên đã tìm đến và tham gia vào hoạt động mại dâm. Mặt khác, một số "tú ông, tú bà" vì lòng tham vô đáy, muốn kiếm được nhiều tiền hơn nên đã tìm mọi cách điều động gái bán dâm đi khắp nơi, kể cả qua biên giới. Đây chính là những lý do khiến cho tệ nạn mại dâm ngày càng phức tạp hơn.
Tiến sĩ Nguyễn Công Thoại chia sẻ: "Sau nhiều lần trực tiếp làm việc với những cô gái bán dâm, tôi được biết một số người ở quê, ít học, bị ép buộc tham gia vào các đường dây bán dâm. Khi đã sa chân và lún sâu trong môi trường này khiến họ chới với và không đủ điều kiện, dũng cảm để thoát khỏi thế giới bóng đêm ấy".
Chia sẻ với PV về muôn mặt của gái bán dâm, thạc sỹ Phạm Hòa, chuyên gia nghiên cứu cuộc sống của cô gái mại dâm tại TP.HCM, cho biết: "Một số gái bán dâm từng tâm sự với tôi rằng, họ luôn khao khát được bước ra khỏi hoạt động trái đạo đức con người ấy. Tuy nhiên, vì sợ khi bước ra ngoài lại bơ vơ và không có công ăn việc làm nên họ đành chấp nhận tiếp tục sống những ngày tháng đọa đày. Một số người tâm sự đi bán dâm chỉ vì muốn giải quyết sinh lí lại có tiền tiêu xài. Điều đó cho thấy, mọi việc xảy ra đều bắt nguồn từ nhận thức của mỗi người. Nếu nhận thức sai vấn đề thì ắt sẽ hành động sai. Và không ít người chấp nhận đi bán dâm vì không biết làm gì để sống. Trước tình hình này, xã hội cần thiết phải có một hệ thống đào tạo nghề nghiệp nhằm tạo việc làm và ổn định cuộc sống tối thiểu cho họ. Từ đó làm thay đổi nhận thức của họ và hạn chế diễn biến của tệ nạn bán dâm".
Một cán bộ quản lý tại sở LĐ-TB&XH TP.HCM cho biết: "Trong những cuộc trò chuyện và chia sẻ với các cô gái bán dâm, chúng tôi không khỏi xót xa khi được lắng nghe những câu chuyện đáng thương của họ. Nhiều cô gái rơi vào trạng thái khủng hoảng, stress nặng bởi bị ép buộc tham gia vào hoạt động đồi trụy này mà không biết trước. Vì vậy, xã hội không nên chỉ biết lên án, chỉ trích và kỳ thị họ mà hãy cho học cơ hội được trở về với cộng đồng, gia đình. Xã hội cần có cái nhìn tích cực hơn nhằm tạo điều kiện cho họ tự tin và dũng cảm từ bỏ để sống tốt hơn. Có thể nói, đây là một vấn đề quá lớn hiện nay mà để giải quyết được thì cần phải có sự kết hợp của toàn xã hội chứ không riêng gì một ai".
Nên cấm hay "hợp thức hoá"?
Với góc nhìn của một nhà xã hội học, thạc sỹ xã hội học Trần Nam, giảng viên khoa Xã hội học, trường ĐH KHXH&NV (TP.HCM) đánh giá về tình hình diễn biến của tệ nạn mại dâm khiến xã hội gánh chịu nhiều hậu quả. Thạc sỹ Trần Nam cho biết: "Thời gian vừa qua, tình hình mại dâm diễn ra khá phức tạp, đặc biệt là ở các đô thị lớn. Là một nhà xã hội học, tôi nhận thấy nguyên nhân dẫn đến việc tràn lan của nạn mại dâm hiện nay như sau: Sự di động của người lao động ở độ tuổi trưởng thành cao, trong đó có thanh niên đi kèm những nhu cầu về tâm sinh lý. Mặt khác, sự phát triển của du lịch và điều kiện du lịch mà trong đó có một bộ phận có nhu cầu giải quyết sinh lý cũng là một trong những nguyên nhân sâu xa. Hơn nữa, sự đô thị hoá thường kéo theo những hệ quả về xã hội, trong đó có mại dâm. Thực tế, tình trạng mại dâm xuất hiện ở hầu hết các xã hội khác, dù ở trình độ phát triển nào đi nữa. Nếu tình hình mại dâm không được kiểm soát và những yếu tố làm xuất hiện mại dâm không được hạn chế thì sẽ gây nên nhiều hậu quả tiêu cực, báo động cho toàn xã hội. Mại dâm len lỏi và tràn làn vào trong cuộc sống khiến cho các giá trị của con người và hạnh phúc gia đình bị phá vỡ".
Th.S Trần Nam chia sẻ về những hậu quả mà xã hội phải gánh chịu từ tệ nạn mại dâm.
Trong khi đó, luật gia Đặng Đình Thịnh, giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật TP.HCM, Hội Luật gia Việt Nam chia sẻ: "Hoạt động mại dâm ngày càng bùng nổ và tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, không đơn thuần vì các chế tài pháp lý hiện nay chưa đủ mạnh để ngăn chặn mà nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó yếu tố ý thức của mỗi người, vấn đề giáo dục đạo đức ngay từ trên ghế nhà trường cũng là điều nên làm, để hạn chế tệ nạn này. Đặc biệt, thời gian gần đây, sự bùng nổ của công nghệ thông tin khiến mọi người dễ dàng tiếp xúc được văn hóa phẩm đồi trụy, những dịch vụ mại dâm từ mạng xã hội, ví như chỉ cần một cuộc điện thoại, một tin nhắn chúng ta đã có thể tiếp xúc được một dịch vụ mại dâm".
Mại dâm càng “bóp”, càng “bung”?
Trước thực trạng này, luật gia Đặng Đình Thịnh cho hay: Để giải quyết vấn đề này một cách triệt để không phải căn cứ vào các chế tài của pháp luật, hay sự nghiêm minh, mức độ xử phạt mạnh, yếu của chế tài pháp lý như bấy lâu nay. Đã đến lúc chúng ta cần thấy rằng nhu cầu sinh lý cũng giống như các nhu cầu tự thân khác của con người. Đứng dưới góc độ của người mua dâm, đặc biệt là những người vì hoàn cảnh mà không được đáp ứng nhu cầu này, như cuộc sống gia đình dở dang, sống đơn thân... thì đây có thể coi là nhu cầu chính đáng. Chúng ta nên xem xét, tham khảo mô hình của một số nước như Singapore, Thái Lan, bang Neveda của Mỹ, Australia,... Đồng thời, cân nhắc lợi ích từ việc hợp thức hóa hoạt động mại dâm mang lại như: Nhà nước có thể quản lý, kiểm soát hoạt động mại dâm; có thể làm giảm các vụ án hình sự liên quan đến hoạt động mại dâm; kiểm tra được vấn đề sức khỏe, khám chữa bệnh từ hoạt động mại dâm..., không để tràn ra ngoài xã hội.
Mại dâm nam - một vấn nạn hóc hiểm Đánh giá về thực trạng quản lý và công tác phòng chống tệ nạn mại dâm hiện nay, thạc sỹ Trần Nam chia sẻ: "Vấn đề quản lý nạn mại dâm như thế nào còn là một vấn đề lớn và khá nan giải. Hiện nay có khá nhiều tranh cãi giữa quan điểm nên cấm và nên hợp thức hoá. Tuy nhiên, ý kiến của cá nhân tôi thì việc hợp thức hóa hoạt động mại dâm chỉ có hại chứ không hề có lợi. Hoạt động này không hề phù hợp văn hóa của người Việt Nam. Thực tế, có nhiều văn bản nhằm hạn chế, dẹp bỏ tình trạng mại dâm được ban hành và áp dụng trong thời gian qua. Đồng thời, các cơ quan công an có nhiều đợt truy quét tệ nạn này. Nhưng tình hình không giảm nhiều hoặc khó đi đến việc dẹp bỏ hoàn toàn. Thời gian gần đây, bên cạnh mại dâm nữ, mại dâm nam còn xuất hiện nhiều hơn khiến việc quản lý, ngăn chặn càng khó khăn và nhức nhối hơn". Không đơn thuần là hành vi lệch chuẩn Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Anh, chuyên viên nghiên cứu các vấn đề xã hội TP.HCM cho rằng: "Tình dục thực chất không phải là điều gì xấu xa. Nó là nhu cầu thiết yếu, mà cũng rất nhân bản của con người. Tuy nhiên, lối sống buông thả, trụy lạc, ưa hưởng thụ đang biến con người dần trở thành những nô lệ của tình dục. Vì vậy, mại dâm không còn đơn giản là những hành vi lệch chuẩn, nó đã trở thành căn bệnh khó chữa của xã hội khiến con người loay hoay tìm cách ngăn chặn. Cá nhân tôi cho rằng mại dâm cũng chỉ đơn giản là một hình thức mua bán. Nhưng những hệ lụy mà nó tạo ra mới là những thứ khiến xã hội hoảng sợ". |
Phóng sự điều tra của Nhóm phóng viên