Trong một nỗ lực nhằm kiềm chế thực tế này, Bộ Quốc phòng Mỹ (DOD) dự kiến sẽ cắt giảm 600 tỷ USD tiền ngân sách của họ trong vòng một thập niên tới, một sự thu hẹp lớn chưa từng có kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh.
Tuy nhiên, chủ trương cắt giảm ngân sách không đơn giản là chỉ cắt giảm ngân sách. DOD phải đảm bảo thanh toán cho các nhà thầu cho những công việc sắp được thực hiện và một vài trong số các cam kết này kéo dài nhiều năm trong tương lai.
> Muốn nhận máy tính bảng Google Nexus 7 không mất một xu nào, hãy vào đây!
"Bạn đang nói về một cơ quan mà chi phí nhiều hơn GDP của rất nhiều nước trên thế giới, thuê hơn 3 triệu người làm và tiến hành 15-20 triệu giao dịch mỗi năm", trích lời ong Gordon Adams, một giáo sư Đại học Mỹ và là một chuyên gia về ngân sách quốc phòng.
Các dự án lớn thường chịu sự chỉ trích nhiều nhất từ các tổ chức theo dõi ngân sách của Lầu Năm Góc. Hầu hết những chỉ trích đó là xác đáng, vì chi phí 1,5 nghìn tỷ USD cho chương trình chiến đấu cơ F-35 thực sự còn lớn hơn cả GDP của Australia.
Tuy nhiên, các dự án nhỏ hơn thường thoát được sự săm soi của dư luận, mặc dù cũng ngốn của Lầu Năm Góc hàng trăm triệu đôla.
Để minh họa cho cách thức Lầu Năm Góc tiêu tiền mỗi này, báo Fiscal Times đã chọn một ngày ngẫu nhiên - 4/3/2013 - và xem xét những hợp đồng mà Lầu Năm Góc trao ngày hôm đó. Từ các hệ thống vũ khí tới thuốc kê theo đơn, chi phí hàng ngày cho việc vận hành Lầu Năm Góc nhanh chóng tăng lên: Họ đã chi tổng cộng 1.614.108.656 USD.
Các khoản tiền lớn đi đâu?
Phần lớn số tiền 1,6 tỷ USD được rót vào ba nhà thầu lớn cho công việc về các hệ thống vũ khí lớn. Hải quân trả mỗi một trong số các hợp đồng dưới đây:
- Lockheed Martin được trao một hợp đồng 696 triệu USD để chi trả cho việc chế tạo hai tàu chiến ven biển, loại tàu mà Hải quân thường dùng để chiến đấu gần bờ.
- Austal USA, chi nhánh Mỹ của hãng đóng tàu Australia Austal, cũng được trao một hợp đồng 681 triệu USD cho hai tàu chiến ven biển.
- Lockheed được trao một hợp đồng 100 triệu USD để phát triển hai hệ thống quản lý tác chiến dùng trên các tàu Hải quân.
Ba hợp đồng này, tính chung là gần 1,5 tỷ USD trong tổng số chi phí cho ngày 4/3, sẽ được thanh toán trong vòng vài năm: chẳng hạn, hợp đồng của Lockheed cho các hệ thống quản lý tác chiến dàn trải trong 5 năm.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý những hợp đồng lớn cỡ đó được trao hàng ngày: chẳng hạn ngày 13/3, Lầu Năm Góc trao cho Taylor-Dunn Manufacturing ở California 633 triệu USD để cung cấp "thiết bị xử lý vật liệu loại thương mại".
Còn ngày 28/2, Lockheed nhận được một hợp đồng 333 triệu USD để cung cấp các bộ phận cho F-35, bất chấp các câu hỏi còn để ngỏ về năng lực của loại phi cơ chiến đấu này. Còn ngày 20/2, Lockheed nhận được một hợp đồng nhằm hiện đại hóa các máy bay F-22 mà có thể trị giá tới 6,9 tỷ USD.
Các khoản nhỏ đi đâu?
Các hợp đồng nhỏ hơn dường như là không đáng kể so với những hợp đồng được trao cho các nhà thầu lớn. Tuy nhiên, các khoản tiền nhỏ thường vào tay các công ty nhỏ hơn, vì vậy hàng chục triệu đôla mà Lầu Năm Góc hứa hẹn có thể làm nên cả năm của mỗi công ty. Những hợp đồng này bao gồm:
Bath Iron Works, trụ sở ở Maine, nhận được 12,3 triệu USD để bảo dưỡng tàu USS Coronado.
Marine Hydraulics International ở Norfolk nhận được 7 triệu USD để bảo trì USS Cole.
Tuy nhiên, phần lớn số tiền trong các hợp đồng nhỏ được thanh toán cho nhiên liệu. Các hãng Shell Energy North America, Tiger Natural Gas Inc. và CIMA Energy Ltd. đều nhận được các hợp đồng cung cấp khí tự nhiên (lần lượt là 35 triệu USD, 19 triệu USD và 11 triệu USD).
Chi tiết thêm
Cần lưu ý rằng, mặc dù là một bộ chính phủ, Lầu Năm Góc lại được điều hành giống như một tập đoàn tư nhân. Họ phải cung cấp sự chăm sóc y tế cho các nhân viên của mình. Họ cũng phải đảm bảo các nhân viên quan trọng nhất của mình có được sự hỗ trợ cần thiết.
Đó là lý do U.S. Worldmeds LLC, một công ty có trụ sở ở Kentucky, được trao 30 triệu USD để cung cấp thuốc cho tất cả các chi nhánh của quân đội. Và Viện Quản lý Hậu cần có trụ sở ở bắc Virginia nhận được 6,7 triệu USD để hỗ trợ các hoạt động văn phòng tại Lầu Năm Góc .
Theo Vietnamnet