Lấy điểm thi tốt nghiệp xét đại học sẽ dẫn đến bất cập

Lấy điểm thi tốt nghiệp xét đại học sẽ dẫn đến bất cập

Thứ 7, 18/09/2021 | 07:00
0
Từ tối ngày 15/9, các trường công bố điểm chuẩn dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT. Điểm chuẩn của trường Đại học Hồng Đức cao nhất nước, lên đến 30,5 điểm.

Hoàng Thu Thủy, học sinh trường THPT Nguyễn Huệ, Thái Bình bày tỏ: “Nguyện vọng 1 của em là trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Ngành em đăng ký năm ngoái lấy 21,25 nhưng năm nay lại tăng gần 6 điểm, em rất ngỡ ngàng và hụt hẫng. Hiện nay, em đã trượt 4 nguyện vọng đầu và phải xét vào những trường điểm thấp hơn so với số điểm của mình rất nhiều”.

Cũng cùng với băn khoăn trên bạn Nguyễn Linh Duyên, học sinh trường THPT Quỳnh Côi, Thái Bình thông tin: “Em được 24 trong kỳ thi tốt nghiệp THPT và đăng ký vào nhóm ngành truyền thông của trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Ngành nguyện vọng cuối của em đăng ký năm ngoái lấy 18 điểm nên em cũng khá yên tâm về việc đặt nguyện vọng của mình. Tuy nhiên, sau khi xem điểm chuẩn của trường thì hiện nay em không trúng tuyển bất kỳ nguyện vọng nào”.

Đây chỉ là những số ít trường hợp các thí sinh năm nay có số điểm khá cao nhưng vẫn trượt ba bốn nguyện vọng. Hiện nay, nhiều em trung bình các môn được 9 điểm nhưng vẫn trượt đại học.

Trao đổi với Người Đưa Tin, TS.Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD&ĐT) chia sẻ: “Điểm chuẩn các trường năm nay tăng nhưng chưa chắc lực học của học sinh tăng lên. Năm nay do ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến quá trình học và ôn thi của các em nên đề có xu hướng dễ hơn mọi năm. Điều này khiến cho điểm các bạn thí sinh năm nay đa phần tăng lên.

Tuy nhiên, nhiều em có thể do chủ quan về số điểm của mình nên đã đăng ký nguyện vọng vào những trường top cao, dẫn đến việc không đỗ trường mình mong muốn”.

Nói về việc thí sinh cần làm gì khi không đỗ tất cả nguyện vọng mình đăng ký, TS.Hoàng Ngọc Vinh bày tỏ: “Tỉ lệ bị trượt hết tất cả các nguyện vọng chỉ là những con số nhỏ vì các em được chọn rất nhiều nguyện vọng, hoặc sau đây các trường khi thiếu chỉ tiêu có thể sẽ hạ điểm chuẩn thì cũng là cơ hội của các bạn thí sinh”.

Chia sẻ thêm cho các bạn thí sinh, ông Vinh cho biết: “Việc đỗ vào trường đại học nào chỉ là một phần, quan trọng là quá trình học sau này của các em. Học đại học khác cách học ở bậc THPT. Vì vậy, thay vì quá chú trọng vào việc đỗ trường này, trường kia, các em nên chú ý xây dựng phương pháp học tập ở môi trường mới”.

Giáo dục - Lấy điểm thi tốt nghiệp xét đại học sẽ dẫn đến bất cập

Điểm chuẩn các trường tăng mạnh là điều không quá ngạc nhiên

Về phía trường đại học, GS.TS Trần Thị Vân Hoa, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế quốc dân cũng có những thông tin về điểm chuẩn năm nay: “Đây là điều không quá ngạc nhiên. Năm nay, các trường đại học đều xét tuyển bằng nhiều hình thức khác nhau. Những năm trước, chỉ tiêu cho các thí sinh thuộc diện ưu tiên tuyển thẳng chiếm khoảng 10-20%.

Còn năm nay có đa dạng hình thức xét tuyển khác như: xét tuyển thẳng, xét tuyển học bạ, xét tuyển ưu tiên đối với những thí sinh có chứng chỉ quốc tế chiếm 50%, thậm chí có trường là 80%. Vì vậy số lượng chỉ tiêu của phương thức kết quả thi tốt nghiệp THPT không nhiều, và cũng không thể xét vượt chi tiêu. Đa phần, các trường đã tuyển sinh được gần đủ tổng số chỉ tiêu đề ra bằng các hình thức khác. Một lý do khác, năm nay số lượng thí sinh đi thi đông hơn mọi năm, vì vậy tỉ lệ chọi cũng cao hơn”.

Theo cô Hoa chia sẻ, việc đa dạng các hình thức xét tuyển cũng là xu thế chung của thế giới, kết quả thi THPT sẽ chỉ còn là một trong những điều kiện mà các trường lựa chọn.

Về vấn đề dự báo điểm số, cô Hoa cho biết: “Các trường cũng không lường trước được chính xác điểm trúng tuyển và cũng chỉ là dự báo. Trong quá trình tư vấn tuyển sinh, bản thân tôi cũng từng nói rất rõ các em nên đăng ký chia đều ra các nhóm trường khác nhau, có cả những nhóm trường cao và những nhóm trường thấp. Tuy nhiên, nhiều bạn thí sinh còn hiểu chưa rõ vấn đề và tâm lý tự tin vào số điểm mình đạt được”.

Giáo dục - Lấy điểm thi tốt nghiệp xét đại học sẽ dẫn đến bất cập (Hình 2).

Thầy Vũ Khắc Ngọc cho rằng điểm đầu vào đại học tăng không đảm bảo chất lượng của thí sinh tăng

Thông tin với Người Đưa Tin, thầy giáo Vũ Khắc Ngọc, giáo viên luyện thi môn Hóa chia sẻ: “Lý do việc điểm số năm nay tăng là do việc thay đổi hình thức thi, kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia đã được thay thế bằng kỳ thi Trung học phổ thông. Tính chất của hai kỳ thi là khác nhau, nên sự phân hóa của đề thi và kết quả thi của hai kỳ thi cũng khác nhau.

Kỳ thi "2 trong 1" trước đây sẽ có độ phân hóa thí sinh rõ nét hơn, trong đề thi sẽ có những câu để chọn lọc được thí sinh. Tuy nhiên, với hình thức thi mới, mục tiêu chỉ là xét tốt nghiệp THPT nên đề thi cũng dễ hơn, phạm vi kiến thức sẽ hẹp hơn rất nhiều”.

Thầy Ngọc thông tin thêm: “Tuy là điểm thi để xét tốt nghiệp, nhưng các trường đại học vẫn chọn đây là một trong những phương án xét tuyển đại học, điều này sẽ dẫn đến bất cập. Các trường đại học cũng có xây dựng những kỳ thi riêng nhưng lại khó triển khai do dịch bệnh”.

“Về lý do chủ quan, công tác tư vấn tuyển sinh hiện nay còn hạn chế, các thí sinh cũng không biết chọn lọc thông tin. Đa số thí sinh chọn ngành theo cảm tính, phong trào, các bạn chỉ tập trung vào những nhóm ngành “hot” như: kinh tế, y dược, công nghệ thông tin khiến cho điểm những nhóm ngành này tăng mạnh”, thầy Ngọc bày tỏ.

Ngoài ra, thầy Ngọc cũng bày tỏ: “Đề thi một số môn năm nay như tiếng Anh tương đối vừa sức, điểm môn Ngữ văn cũng khá cao. Dẫn đến những nhóm ngành có những môn này sẽ tăng mạnh, có những ngành tăng 9 điểm, điều này ngoài dự đoán”.

Chia sẻ về việc điểm thi tăng mạnh có tỉ lệ thuận với chất lượng học tập của thí sinh hay không, thầy Vũ Khắc Ngọc cho rằng: “Việc điểm đầu vào đại học tăng không đảm bảo chất lượng của thí sinh tăng, bởi như tôi đã nói ở trên điểm tăng là do nhiều yếu tố chứ không chỉ phụ thuộc vào năng lực của thí sinh”.

Theo Bộ GD&ĐT có ba nguyên nhân tăng điểm chuẩn:

Điểm bài thi tiếng Anh (tăng).

Số lượng thí sinh ĐKXT tăng mạnh (số trẻ sinh năm 2003 tăng, xu hướng chọn học đại học tăng), giới hạn chỉ tiêu của các trường top trên).

Xu hướng chọn ngành (tác động của nền kinh tế trong điều kiện dịch bệnh).

Hồng Bích

Đề xuất mới về cách tính thuế cho thuê nhà

Thứ 6, 17/09/2021 | 18:35
Vấn đề gây tranh cãi liên quan đến “ngưỡng chịu thuế” với hoạt động cho thuê nhà tại điểm c, khoản 1, Điều 9 Thông tư 40/2021/TT-BTC cũng được đề xuất sửa đổi.

Chính phủ đề xuất chuyển 14,6 nghìn tỷ tiết kiệm để phòng, chống dịch

Thứ 6, 17/09/2021 | 15:35
Chiều 17/9, Bộ Tài chính đã phát đi thông cáo về đề xuất chuyển 14,6 nghìn tỷ tiết kiệm chi thường xuyên để phòng, chống dịch.

Rút gọn thủ tục, tạo thuận lợi thông quan hàng hóa

Thứ 6, 17/09/2021 | 13:00
Tổng cục Hải quan vừa trình Bộ Tài chính dự thảo Thông tư quy định về thông quan hàng hóa phục vụ yêu cầu khẩn cấp; đơn giản thủ tục xuất nhập khẩu trong giai đoạn dịch Covid-19.
Cùng tác giả

Mở rộng hợp tác đào tạo ngành y khoa với Hungary

Thứ 2, 20/05/2024 | 21:57
Thông qua hợp tác giáo dục giữa hai nước tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên có thể học tập, trao đổi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn.

Đảm bảo chính sách tiền lương khi Luật Nhà giáo được ban hành

Thứ 6, 17/05/2024 | 18:05
Song hành việc tạo điều kiện tốt nhất cho thầy cô làm việc, người giáo viên cũng cần đảm bảo nghĩa vụ và tiêu chuẩn của nghề nghiệp.

Các trường đại học vẫn “sống” chủ yếu từ nguồn học phí

Thứ 6, 17/05/2024 | 14:34
Việc dựa vào học phí để duy trì hoạt động sẽ khiến tạo thêm gánh nặng cho người học và không phải là giải pháp lâu dài.

Thủ tướng yêu cầu đảm bảo an toàn, chống gian lận trong kỳ thi THPT

Thứ 6, 17/05/2024 | 09:37
Thủ tướng mới có Chỉ thị về việc tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2024.

Bộ GD&ĐT lưu ý "3 không" trong các khâu tổ chức thi tốt nghiệp THPT

Thứ 6, 17/05/2024 | 09:33
Công tác tổ chức thực hiện thi tốt nghiệp THPT cần đúng quy trình, đúng quy chế, xử lý tốt các tình huống phát sinh trong kỳ thi.
Cùng chuyên mục

Mở rộng hợp tác đào tạo ngành y khoa với Hungary

Thứ 2, 20/05/2024 | 21:57
Thông qua hợp tác giáo dục giữa hai nước tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên có thể học tập, trao đổi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn.

Trường chuyên ở Hà Nội "tăng nhiệt" tỉ lệ chọi

Thứ 2, 20/05/2024 | 20:40
Tỉ lệ chọi vào một số trường THPT chuyên tại Hà Nội năm học 2024 – 2025 đã được xác định.

Học sinh đầu cấp Hà Nội được cấp mã ngành trước 31/5

Thứ 2, 20/05/2024 | 09:54
Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các phòng GD&ĐT quận, huyện, thị xã trên địa bàn lưu ý các trường mầm non, tiểu học rà soát, cấp mã tuyển sinh của học sinh đơn vị mình.

Chi tiết lịch nghỉ hè 2024 mới nhất của học sinh 63 tỉnh, thành

Chủ nhật, 19/05/2024 | 16:52
Năm nay đa số các địa phương tổ chức bế giảng năm học 2023 - 2024 trước ngày 31/5 và cho học sinh nghỉ hè bắt đầu từ 1/6.

Kon Tum: Giáo viên vùng khó bỏ tiền túi giữ chân học trò

Chủ nhật, 19/05/2024 | 12:08
Gia cảnh khó khăn, địa hình rừng núi hiểm trở, không có chế độ bán trú, nhiều học sinh nghỉ học. Để níu chân các em, thầy cô tự bỏ tiền túi nấu cơm cho học trò.
     
Nổi bật trong ngày

Khi nào miền Bắc nắng nóng trở lại?

Thứ 2, 20/05/2024 | 15:21
Do tác động của không khí lạnh yếu kết hợp với vùng hội tụ gió, miền Bắc đã bắt đầu mưa diện rộng từ chiều tối qua (19/5).

Dự báo thời tiết ngày 20/5/2024: Cảnh báo mưa đá và gió giật mạnh

Thứ 2, 20/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (20/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Học sinh đầu cấp Hà Nội được cấp mã ngành trước 31/5

Thứ 2, 20/05/2024 | 09:54
Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các phòng GD&ĐT quận, huyện, thị xã trên địa bàn lưu ý các trường mầm non, tiểu học rà soát, cấp mã tuyển sinh của học sinh đơn vị mình.

Mở rộng hợp tác đào tạo ngành y khoa với Hungary

Thứ 2, 20/05/2024 | 21:57
Thông qua hợp tác giáo dục giữa hai nước tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên có thể học tập, trao đổi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn.

Bản tin 20/5: "Rước bệnh" vì thói quen tự ý truyền đạm tại nhà

Thứ 2, 20/05/2024 | 06:00
"Rước bệnh" vì thói quen tự ý truyền đạm tại nhà; Trên 5.800 thí sinh thi bù đánh giá tư duy Bách khoa Hà Nội sau sự cố kĩ thuật...