Lê Dương Bảo Lâm và vợ bán hàng giả: "Tham lam, không biết sợ là gì"

Lê Dương Bảo Lâm và vợ bán hàng giả: "Tham lam, không biết sợ là gì"

Đinh Lạc Thành

Đinh Lạc Thành

Thứ 3, 08/06/2021 15:26

Nhà văn Thanh Thế cho rằng, vợ chồng Lê Dương Bảo Lâm "vừa tham lam, vừa kém hiểu biết và không biết sợ là gì".

Ngoài diễn hài, Lê Dương Bảo Lâm còn biết đến với danh hiệu "thánh livestream" hàng đầu showbiz. Lê Dương Bảo Lâm và vợ sở hữu 1 cơ sở kinh doanh online rất lớn ở quê nhà Đồng Nai.

Mới đây, đại diện cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Nai cho biết, đơn vị này đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với cửa hàng Quỳnh Quỳnh (tổ 13, khu 13, xã Long Đức, huyện Long Thành, Đồng Nai) hơn 50 triệu đồng vì bán hàng giả. Đó là những sản phẩm giả mạo các thương hiệu đình đám được bảo hộ độc quyền tại Việt Nam. Không chỉ bị xử phạt hành chính, vợ của Bảo Lâm còn bị đình chỉ hoạt động kinh doanh trong thời hạn 2 tháng.

Ngôi sao - Lê Dương Bảo Lâm và vợ bán hàng giả: 'Tham lam, không biết sợ là gì'

Lê Dương Bảo Lâm và vợ.

Theo đó, cửa hàng do bà Tạ Thị Quỳnh Anh (vợ của diễn viên Lê Dương Bảo Lâm) là người đại diện ngành, nghề kinh doanh: mua bán quần áo may sẵn, mỹ phẩm; đã có hành vi vi phạm hành chính buôn bán hàng hóa giả nhãn hiệu Chanel đang được bảo hộ độc quyền tại Việt Nam trên môi trường Internet (bán hàng thông qua mạng xã hội - Facebook).

Cụ thể tổng mức phạt tiền nộp ngân sách là 51,25 triệu đồng, tổng giá trị hàng hóa vi phạm là 90 triệu đồng, buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu trên 1.000 chai dầu thơm gồm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Chanel, Gucci được bảo hộ độc quyền tại Việt Nam.

Vợ của nam diễn viên Lê Dương Bảo Lâm đã kinh doanh 10.300 sản phẩm mỹ phẩm các loại là hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam, tổng giá trị hàng hóa vi phạm là 60,5 triệu đồng. Bán 1.118 chai dầu thơm là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Chanel, Gucci đang được bảo hộ độc quyền tại Việt Nam, tổng giá trị hàng hóa vi phạm là 29,5 triệu đồng.

Giữa lúc cư dân mạng vẫn đang bàn tán xôn xao, vào tối ngày 7/6, vợ Lê Dương Bảo Lâm khiến mạng xã hội phải dậy sóng khi tiếp tục livestream bán hàng công khai bất chấp việc bị đình chỉ. Hành vi mang tính chất thách thức pháp luật của cô hiện đang gây ra những tranh cãi dữ dội trên mạng xã hội.

Ngôi sao - Lê Dương Bảo Lâm và vợ bán hàng giả: 'Tham lam, không biết sợ là gì'  (Hình 2).

Vừa bị phạt hơn 50 triệu đồng và bị cấm kinh doanh trong 2 tháng, vợ của Lê Dương Bảo Lâm vẫn bán hàng trên mạng tối 7/6.

Trong khi bán hàng, vợ của Lê Dương Bảo Lâm vẫn cười nói vui vẻ với khách hàng và "chốt đơn" lia lịa như chưa hề có chuyện gì xảy ra khiến cho nhiều người hoài nghi: Sau khi bị xử phạt, vì sao vợ chồng Lê Dương Bảo Lâm không sợ mà vẫn bán hàng? Liệu họ tham quá hay do thiếu hiểu biết?

Chia sẻ với PV Người Đưa Tin Pháp Luật, nhà văn Thanh Thế cho hay: "Đúng là giới showbiz hiện nay có nhiều ồn ào quá. Tôi đang thắc mắc, cái gì đã tạo ra những tranh cãi, ồn ào này? Do ý thức hay đã đến lúc mọi mảng tối của showbiz như một mỏ than lộ thiên, cứ thế trồi lên? Không thể hiểu nổi. Lê Dương Bảo Lâm là một diễn viên hài, thường đi biểu diễn cho khán giả xem thì trình độ nhận thức, đọc hiểu là được chứ nhỉ? Vì sao cửa hàng của vợ chồng anh này vừa bị xử phạt hơn 50 triệu và bị cấm bán hàng kinh doanh trong 2 tháng mà vợ anh này vẫn "cứng đầu" thách thức pháp luật? Cái này vừa là sự tham lam, vừa kém hiểu biết và không biết sợ là gì.

Một người nghệ sĩ có tầm, có văn hoá là một người nghệ sĩ phải tuân thủ pháp luật và phải hướng dẫn người nhà của mình chấp hành những quy định của pháp luật. Lê Dương Bảo Lâm không nói được vợ mình hoặc đứng sau cổ suý cho vợ bán hàng trong khi có lệnh cấm là sai rồi. Giải thích cách nào cũng thấy không đúng. Người nghệ sĩ như vậy là làm ăn chụp giật, sẽ không có khán giả tôn trọng mình và không tồn tại lâu được".

Diễn viên Thu Hiền cũng nói về việc tuân thủ pháp luật của người làm kinh doanh: "Nghệ sĩ hay bất cứ người kinh doanh nào khi vi phạm đều bình đằng, đều phải bị phạt và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Nếu là tôi, khi làm sai, tôi sẽ dừng kinh doanh một thời gian để xem xét sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc như nào? Chứ không vội vàng như vậy? Vợ chồng Lê Bương Bảo Lâm vẫn kinh doanh như vậy là sai, là vi phạm pháp luật. Bất chấp như vậy, khiến khách hàng nghi ngờ về sản phẩm của họ đang bán, vì sao lại có thể đạp lên lòng tự trọng của mình để kinh doanh như thế? Người làm kinh tế khôn ngoan lắm, không ai ứng xử như vợ chồng Lê Dương Bảo Lâm cả".

Ngôi sao - Lê Dương Bảo Lâm và vợ bán hàng giả: 'Tham lam, không biết sợ là gì'  (Hình 3).

Lùm xùm xoay quanh chuyện bán hàng giả của vợ chồng Lê Dương Bảo Lâm vẫn đang thu hút sự chú ý của dư luận

Dưới góc độ pháp lý, luật sư Tuấn Khuê (đoàn luật sư HN) cho hay, sản xuất hàng giả là hành vi sản xuất ra các loại hàng hóa tiêu dùng không đảm bảo chất lượng, đúng kiểu dáng, nhãn hiệu và chất lượng đã đăng ký , hoặc nhái lại kiểu đang của hãng nổi tiếng đã đăng ký bản quyền,.... Buôn bán hàng giả là hành vi mua hàng biết rõ là hàng giả với giá rất rẻ và dùng các thủ đoạn gian dối để bán cho người tiêu dùng với giá của hàng thật.

Hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả chỉ được cấu thành tội phạm nếu số lượng hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng hoặc dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Tội này được quy định bởi 3 khung hình phạt: Khung 1: quy định khung hình bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt từ 1 năm đến 5 năm quy định tại Khoản 1 Điều 192 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017; Khung 2: quy định khung hình phạt tù từ 5 năm đến 10 năm quy định tại Khoản 2 Điều 192 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017 khi thuộc một trong các trường hợp sau: Khung 3: quy định khung hình phạt tù từ 7 năm đến 15 năm quy định tại Khoản 3 Điều 192 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017 khi thuộc một trong các trường hợp sau:

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Trong đó, vi phạm nhiều lần là việc làm chuyên nghiệp thì tổ chức cá nhân đã vi phạm: Nếu phạm tội có tổ chức; Có tính chất chuyên nghiệp; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; Hàng giả trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn; Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng trong trường hợp không xác định được giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn; Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng thì bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.