Lênh đênh kiếp nghèo sông nước

Lênh đênh kiếp nghèo sông nước

Thứ 5, 27/12/2012 23:46

Ở đây, những phụ nữ sinh 15 đứa con không phải là hiếm.

Ngồi trò chuyện cùng vợ chồng ông Tư, tôi quen được mấy chị phụ nữ gần đó thường xuyên sang giúp ông bà nấu nướng chăm sóc các cháu. Một chị khoảng hơn 40 tuổi, tay ẵm một cháu bé ngồi ở góc nhà cho biết: “Tôi không biết sang đây từ bao giờ nhưng đời ông, cha của tôi đã ngụ cư bên này rồi”.

Pháp luật - Lênh đênh kiếp nghèo sông nước

Một cảnh sinh hoạt của người dân

Được biết người đàn bà này có tới 13 đứa con. Tuy nhiên, số phận đã cướp đi ba đứa. Thấy tôi ngạc nhiên, chị tiếp lời: “Bọn tôi ở đây cứ thế để. Bởi chúng tôi làm gì có phương pháp phòng ngừa gì. Hôm trước có hội phụ nữ trong nước đến tuyên truyền. Tuy nhiên các bà mẹ vì ngại nên chỉ dám khai có 4-5 đứa. “Ít” như vậy mà các chị trong hội đã kêu trời rồi”.

Được biết, những người phụ nữ ở đây có 10,15,16 con cũng không hiếm. Họ cứ đẻ rồi không chăm nom tử tế nên trẻ em bị bệnh rất nhiều. Thậm chí, nơi đây còn có những người lấy chồng, lấy vợ từ khi mới 13-14 tuổi. Họ chẳng tổ chức đám cưới, về ở với nhau chưa có đủ kiến thức để vun vén cho gia đình, đến khi sinh con thì đủ bề thiếu thốn.

Theo ông Trần Văn Tới- phó chủ tịch Hội người Campuchia gốc Việt ở Campuchia cho biết: Hội người Việt và Lãnh sự quán Việt Nam ở đây cũng đã tạo điều kiện hết sức cho bà con sinh sống và hội nhập cộng đồng. Tuy nhiên, khó khăn còn rất nhiều. Phần lớn bà con đều muốn lên bờ để có cuộc sống ổn định hơn. Thậm chí về nước nhưng lại gặp những khó khăn như không có tiền mua đất, không có các giấy tờ và cơ sở pháp lý để có thể đi xin việc. Tuy có sự hỗ trợ của các cơ quan ban ngành trong và ngoài nước nhưng việc cải thiện chất lượng cuộc sống của bà con vẫn còn đang là bài toán đau đầu.

Con cái dạy chữ cho cha mẹ

Không chỉ thiếu thốn, nghèo khó, bà con Biển Hồ còn gặp nhiều vấn đề trong các việc chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe sinh sản bà mẹ trẻ em. Trước đây, mỗi năm có đến hàng chục trường hợp bà mẹ, trẻ em chết do tai nạn sông nước. Từ khi có trường học của thầy Trần Văn Tư, áp lực lên các gia đình cũng giảm thiểu. Các em khi đến trường về có thể dạy chữ cho cha me. Thậm chí chúng theo cha mẹ đi buôn cũng biết tính toán sổ sách đàng hoàng. Lớp học dành cho các trẻ em nhỏ thì đông còn lên lớp 4, 5 giảm dần. Do các em đã có thể đi theo thuyền kiếm tiền phụ cha mẹ. Các em 9-10 tuổi đi phụ cho các thuyền lớn mỗi tháng cũng kiếm được chừng 2 triệu đồng tiền Việt. Hết mùa cá, các em lại quay trở về trường học, các thầy cô vẫn thường hay đùa lớp học “mùa vụ” là vì thế.

Đ.H


Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.