Nhiều người gọi cái xóm nhỏ lưa thưa gần 40 nóc lều nằm cạnh hồ Mễ Trì (Từ Liêm, Hà Nội) là xóm Vạc bởi đó là nơi sinh sống của những người dân tỉnh lẻ tần tảo, vất vả sớm hôm.
Một góc xóm Vạc ở bờ hồ Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội.
Đến xóm Vạc vào ban ngày sẽ chỉ cảm nhận thấy không khí tĩnh lặng đến nao lòng. Hỏi ra mới biết, chủ của những ngôi lều phần thì đi làm từ sáng tới tối, phần vì đóng cửa để ngủ, đêm đến lại thức dậy đi làm việc. Chờ đến chiều tối chúng tôi mới thấy lác đác những bóng người xuôi về xóm nhỏ.
Không dám về quê vì đói Khi hỏi tại sao không về quê để bớt khổ sở, chen chúc, chị Ký thở dài: Bây giờ ở quê, ăn rồi chỉ trông vào mấy thửa ruộng. Làm lụng quanh năm mà vẫn không đủ sống. Biết rằng ở quê có nhà, có cửa, có anh em họ hàng nhưng vì không làm ra tiền nên ở nhà lại thêm khổ. Đây có lẽ không chỉ là nỗi niềm riêng của chị Ký. Cô Nguyễn Thị Hải (Bắc Ninh) cùng cả già đình cũng cố bám trụ ở xóm vạc, ngày ngày đi bán cháo đêm, dành dụm chút tiền làm vốn để sớm quay về quê hương an cư lạc nghiệp. Chục năm trăm việc không tên Tiếp chuyện với một nhân vật khác - anh Bùi Trung Dũng (45 tuổi) quê Hải Hậu, Nam Định, chúng tôi lại biết thêm về một phận đời trôi nổi. Anh kể: "Mình lên Hà Nội đã 10 năm. Lên đây cố gắng làm lụng, để kiếm tiền gửi về quê nuôi gia đình. Ngày nào cũng như ngày nào, hễ trời sáng cũng là lúc bắt đầu một ngày chạy long nhong tìm việc. Ai thuê gì thì mình chở nấy, ngày thuận thì cũng được chút ít nhưng cũng có những ngày phải về tay không. Mỗi tháng chắt chiu cũng đuợc đôi ba triệu gửi về quê. |
Thấy chúng tôi dừng xe trước nhà, một phụ nữ có gương mặt khắc khổ liền hỏi: "Các anh tìm ai? Có phải cần người đi chở hàng hay dỡ nhà không?." Khi chúng tôi nói rõ rằng đến để tìm hiểu cuộc sống của người dân thì người phụ nữ bắt đầu kể về cuộc đời và hành trình đầy gian nan của những người lao động nơi đây.
Người phụ nữ ấy tên là Nguyễn Thị Ký quê ở Phù Lưu Hạ (Ứng Hòa, Hà Nội). Chia sẻ về cuộc sống, chị buồn rầu nói: "Ở đây không có địa chỉ cụ thể, đa số người sống ở đây là những người từ nhiều tỉnh khác nhau lên TP làm ăn. Chúng tôi chọn nơi đây định cư vì giá thuê mặt bằng rẻ bằng 1/3 giá các khu nhà trọ, chỉ cần 300 đến 400.000 đồng /tháng là có thể dựng lều làm nơi nghỉ cho cả gia đình."
Cuộc sống thiếu thốn, họ phải chọn bờ hồ làm nơi dựng nhà và chấp nhận chuyện di chuyển bất cứ lúc nào khi khu đất có dự án triển khai. Chị Ký cho biết, 3 năm trước những người dân nơi đây định cư ở một bờ hồ trên đường Lê Văn Lương và khi hồ bị lấp để xây dựng thì họ bị đuổi và tìm về đây. Hiện ở khu đất mới này cũng đã có thông tin giải tỏa làm đường, chị Ký đang ngày đêm lo lắng khi không biết gia đình mình phải đi về đâu trong thời gian tới.
Không giống nghề của anh Dũng, một thanh niên trạc tuổi 28 sống cuối bờ hồ lại chọn cho riêng mình nghề đi xin thức ăn thừa. Nếu gọi anh làm nghề đổ bô thì cũng đúng vì mỗi khi vào khu đông người anh lại vào gõ cửa từng nhà rồi đổ những xô thức ăn thừa nhỏ của họ vào thùng lớn của mình rồi chở về nuôi lợn. Tuy khó khăn, vất vả và mang nhiều cay đắng nhưng họ không thể chọn con đường nào khác.
Cuộc sống ở quê tuy yên bình, song ngoài thước đất, thửa ruộng ra họ không còn con đường nào khác để tăng thu nhập. Họ chấp nhận lên TP để làm những công việc không ai làm, thậm chí bị xã hội miệt thị để nhặt những đồng tiền nhỏ nhoi nuôi sống bản thân và gia đình.
Minh Minh