Liên Hiệp Quốc đã từ nhận được tổng cộng 16 báo cáo về có thể sử dụng vũ khí hóa học ở Syria, chủ yếu là từ chính phủ Syria, Anh, Pháp và Hoa Kỳ. Các chuyên gia trực tiếp điều tra bảy vụ tấn công và kết luận 5/7 vụ tấn công này đã sử dụng vũ khí hóa học.
Các nhà điều tra của Liên Hiệp Quốc cho biết khí độc thần kinh sarin gây chết người có thể đã được sử dụng trong bốn cuộc tấn công trên quy mô lớn.
Ake Sellstrom, Trưởng Phái đoàn điều tra về cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học tại Syria của Liên Hiệp Quốc trao tay báo cáo của mình cho Tổng thư ký LHQ ông Ban Ki –moon ngày 12/12
"Liên hợp quốc kết luận rằng vũ khí hóa học đã được sử dụng trong cuộc xung đột đang diễn ra giữa các bên trong Cộng hòa Ả Rập Syria", báo cáo cuối cùng của giám đốc điều tra Liên Hợp Quốc Ake Sellstrom cho biết.
Ngoài ra, các điều tra cho thấy có vũ khí hóa học đã được sử dụng trong 4 cuộc tấn công bao gồm cuộc tấn công vào tháng 3 ở Khan al-Assal (gần thành phố phía bắc của Aleppo), vụ tấn công vào tháng 4 tại Saraqeb (gần thành phố phía bắc của Idlib) và vụ tấn công vào tháng 8 tại Jobar và Ashrafiat Sahnaya (gần Damascus).
Hình ảnh những người thiệt mạng nằm la liệt sau cuộc tấn công tại Shouta, Syria hôm 21/8
Theo báo cáo ban đầu của Sellstrom trong tháng 9, các chuyên gia đã tìm thấy bằng chứng "rõ ràng và thuyết phục" rằng độc thần kinh sarin đã được sử dụng trên quy mô lớn trong các cuộc tấn công ngày 21/8 tại Damacus. Các cuộc tấn công này nhằm chống lại dân thường trong các tổ chức phiến quân tại ngoại ô Damascus Ghouta đã giết chết hàng trăm người.
Báo cáo và điều tra của Liên Hợp Quốc chỉ đề cập vào vấn đề vũ khí hóa học đã được sử dụng mà không nêu ra lực lượng đã sử dụng. Chính phủ Syria và phe đối lập đã phủ nhận việc sử dụng vũ khí hóa học vẫn đang cáo buộc lẫn nhau trong vấn đề này.
Syria là nơi diễn ra cuộc nội chiến kéo dài suốt hơn 2 năm và giết chết hơn 100.000 người, theo một báo cáo trước đó của Liên Hiệp Quốc.
Chính phủ Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã đồng ý phá hủy vũ khí hóa học kho vũ khí của mình sau khi ngày 21 tháng 8 Ghouta tấn công, mà đã dẫn đến các mối đe dọa của các cuộc không kích của Mỹ. Syria cũng tham gia Công ước vũ khí hóa học.
Báo cáo lưu ý rằng trong một số trường hợp, các nạn nhân bao gồm binh sĩ chính phủ và dân thường, mặc dù những nạn nhân này và thời điểm cũng như địa điểm tấn công có thể không có sự liên quan trực tiếp dó khí sarin có tác động trên diện rộng và lâu dài.
Syria là nơi diễn ra cuộc nội chiến kéo dài suốt hơn 2 năm và giết chết hơn 100.000 người, theo một báo cáo trước đó của Liên Hiệp Quốc.
Hồng Hạnh (Theo Reuter)