Chú ý và tuân thủ lịch khám thai 3 tháng cuối là cách tốt nhất giúp chị em phòng tránh rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của cả sản phụ và thai nhi.
Tại sao sản phụ cần tuân thủ lịch khám thai 3 tháng cuối?
3 tháng cuối còn gọi là tam cá nguyệt thứ 3, đây là thời điểm thai nhi phát triển nhanh chóng về mọi mặt, thể chất và trí tuệ. Bản thân sản phụ cận kề ngày sinh cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro đến sức khỏe, tính mạng.
Tuân thủ lịch khám thai 3 tháng cuối là cách tốt nhất giúp chị em phòng tránh được những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra dưới đây.
- Ngôi thai ngược:
Hầu hết thai nhi sẽ quay đầu xuống dưới để quá trình sinh nở thuận tự nhiên, nhưng trên thực tế có khoảng 3 – 4% thai ở vị trí nằm ngang tử cung hoặc bé vẫn ở ngôi mông. Phần lớn trong các trường hợp này, các bác sĩ sẽ xem xét đến việc sinh mổ để đảo bảo sự an toàn cho sản phụ và thai nhi.
- Sinh non:
Ở giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ, nếu sản phụ thấy xuất hiện những cơn co thắt, đau thắt vùng bụng, xương chậu thường xuyên, âm đạo ra nhớt hồng, ra máu hoặc dịch nhầy cổ tử cung, rò rỉ nước ối, tiêu chảy, đau lưng,….cần hết sức lưu ý. Đặc biệt nếu thai nhi có biểu hiện này trước tuần 37 thì có thể bạn sẽ sinh non. Hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời.
- Tiền sản giật:
Đây là một rối loạn thai nghén thường gặp ở sản phụ từ khoảng tuần 20 trở đi, nhất là 3 tháng cuối. Tiền sản giật thường được nhận diện thông qua tình trạng cao huyết áp, mức protein gia tăng trong nước tiểu,…
Tiền sản giật không được xử lý kịp thời gây ra nhiều nguy hiểm cho cả sản phụ và thai nhi: mẹ bầu bị co giật, mất ý thức, hôn mê, rối loạn thị giác, nguy hiểm đến tính mạng, gia tăng nguy cơ sinh non, sinh con thiếu cân. Đây cũng được xác định là nguyên nhân của nhiều bệnh lý nguy hiểm sau sinh: tai biến mạch máu não, suy thận,…
Ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của thai nhi
3 tháng cuối là thời điểm tăng trưởng, hoàn thiện về cân nặng và trí tuệ của thai nhi. Nếu chế độ sinh dưỡng, nghỉ ngơi không đầy đủ từ người mẹ có thể khiến trẻ bị suy giảm sự phát triển về mọi mặt.
Khi đó, việc bạn tuân thủ lịch khám thai 3 tháng cuối sẽ giúp bác sĩ theo dõi được tình trạng sức khỏe và phòng tránh nhiều rủi ro đáng tiếc ảnh hưởng đến sự phát triển, sức khỏe, tính mạng của chính sản phụ và thai nhi.
Lịch khám thai 3 tháng cuối
* Thai nhi 28 - 32 tuần tuổi, sản phụ khám 1 lần để:
- Khám thai: đo chiều cao tử cung, đo vòng bụng, nghe tim thai.
- Tiêm vắc-xin ngừa uốn ván cho mẹ để phòng ngừa bệnh uốn ván rốn cho thai nhi, tiêm hai mũi cách nhau một tháng, mũi thứ hai cách ngày sinh dự kiến ít nhất là một tháng.
- Xét nghiệm nước tiểu giúp phát hiện, điều trị kịp thời các bệnh lý thường gặp: huyết áp thai kỳ, tiểu đường thai kỳ, nhiễm trùng đường tiết niệu, sinh dục,…
- Siêu âm thai: xác định ngôi thai, hướng dẫn xoay ngôi thai, đánh giá nguy cơ sinh non, ước lượng cân nặng thai nhi,….
- Siêu âm màu: để đánh giá tình trạng sức khỏe của thai nhi thông qua các thông số Doppler động mạch rốn, động mạch não giữa.
* Thai nhi 32 - 36 tuần tuổi, khám 2 tuần/ lần:
- Khám thai: Đo chiều cao tử cung, đo vòng bụng, nghe tim thai, kiểm tra tử cung và đánh giá nguy cơ sinh non.
- Xét nghiệm nước tiểu: phát hiện và điều trị những bệnh lý như tăng huyết áp thai kỳ, đái tháo đường thai kỳ, nhiễm trùng tiết niệu,sinh dục…
- Siêu âm thai: xác định ngôi thai, hướng dẫn xoay ngôi thai, đánh giá nguy cơ sinh non, ước lượng cân nặng thai nhi,….
- Xét nghiệm Non-Stress-Test (NST) tùy trường hợp nếu có chỉ định: nhằm kiểm tra sức khỏe của thai nhi và kiểm tra mức độ nhận oxy của trẻ.
* Thai nhi 36 - 39 tuần tuổi, khám 1 tuần/ lần:
- Khám thai: Đo chiều cao tử cung, đo vòng bụng, nghe tim thai, kiểm tra cổ tử cung và các dấu hiệu sắp sinh.
- Xét nghiệm nước tiểu: phát hiện và điều trị những bệnh lý như tăng huyết áp thai kỳ, đái tháo đường thai kỳ, nhiễm trùng tiết niệu,sinh dục…
- Siêu âm thai: xác định ngôi thai, vị trí nhau bám, ước lượng cân thai thông qua các chỉ số sinh học của thai nhi như vòng đầu, chiều dài xương đùi, vòng bụng, ...
- Xét nghiệm Non-Stress-Test (NST): nhằm kiểm tra sức khỏe của thai nhi và kiểm tra xem em bé có nhận đủ oxy hay không
* Thai nhi sau 39 tuần tuổi, khám 3 ngày/ lần:
Các kỹ thuật thăm khám bao gồm:
- Kiểm tra khung chậu bằng cách khám trong và chụp X-quang khung chậu.
- Siêu âm màu khi thai từ 40 tuần trở lên để kiểm tra nước ối và tình trạng sức khỏe của thai nhi.
Nhằm mục đích:
- Tìm dấu hiệu chuyển dạ sinh
- Cân nhắc khả năng thai phụ có thể sinh thường hoặc mổ.
- Cân nhắc việc tiếp tục theo dõi chờ chuyển dạ tự nhiên hay can thiệp chấm dứt thai kỳ đối với những trường hợp thai quá ngày dự sinh.
Những vấn đề sản phụ cần lưu ý trong 3 tháng cuối của thai kỳ
- Đếm cử động thai nhi mỗi ngày 3 lần.
- Tiêm VAT ngừa uốn ván nếu chưa tiêm (tiêm mũi 2 trước sinh ít nhất một tháng).
- Vận động nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga giúp quá trình sinh nở dễ dàng hơn.
- Chuẩn bị vật dụng cần thiết cho mẹ và bé để mang đi sinh, sau sinh.
- Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng theo chỉ định từ bác sĩ, ưu tiên ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước tránh táo bón. Nên tránh các loại đồ uống có ga, cồn, chất kích thích, thuốc lá,..
- Tiếp tục bổ sung canxi, viên sắt, vitamin cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho sự phát triển của thai nhi.
- Trong 3 tháng cuối thai kỳ mẹ nên hạn chế quan hệ tình dục, những tuần cuối thì nên kiêng hẳn.
- Nếu có thắc mắc hoặc biểu hiện bất thường trong thai kỳ cần trao đổi ngay với bác sĩ chuyên khoa để được can thiệp xử lý đúng cách, kịp thời.
Nếu đang ở Hà Nội, chị em có thể đến trực tiếp phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi để được các bác sĩ chuyên khoa chăm sóc toàn diện sức khỏe của bạn và con yêu trong suốt giai đoạn thai kỳ.
Mọi thắc mắc liên quan đến lịch khám thai 3 tháng cuối, bạn đọc vui lòng liên hệ theo số Hotline: 03.59.56.52.52 hoặc chat tại [Tư vấn trực tuyến] để được giải đáp cụ thể.
Trang