Liên kết vùng Nam Trung Bộ còn thiếu vai trò “nhạc trưởng” dẫn dắt

Liên kết vùng Nam Trung Bộ còn thiếu vai trò “nhạc trưởng” dẫn dắt

Lê Mạnh Quốc

Lê Mạnh Quốc

Thứ 6, 24/06/2022 13:42

Sau 18 năm thực hiện Nghị quyết 39, tiểu vùng Nam Trung Bộ đã có những bước phát triển mạnh mẽ tuy nhiên bối cảnh mới cũng đặt ra thêm nhiều bài toán cho vùng này.

Ngày 24/6, Ban chỉ đạo tổng kết Nghị quyết 39 phối hợp cùng Tỉnh ủy Khánh Hòa tổ chức tọa đàm Liên kết phát triển Tiểu vùng Nam Trung bộ trong bối cảnh mới. Ông Trần Tuấn Anh, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, tham dự và chủ trì tọa đàm.

Tham dự buổi tọa đàm còn có lãnh đạo các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và đại diện một số sở, ban ngành, Ban Chỉ đạo, chuyên gia, nhà khoa học…

Phát biểu khai mạc tọa đàm, ông Trần Tuấn Anh - Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho biết tọa đàm là một phần trong Kế hoạch đề ra của Ban Chỉ đạo Tổng kết Nghị quyết 39.

Tọa đàm có ý nghĩa quan trọng nhằm củng cố cơ sở lý luận và thực tiễn, giúp Ban Chỉ đạo hoàn thiện Đề án và đề xuất Bộ Chính trị các chủ trương, định hướng mới cho phát triển kinh tế- xã hội vùng Bắc Trung bộ, duyên hải Trung bộ nói chung, Tiểu vùng Nam Trung Bộ nói riêng đảm bảo phù hợp với tình hình mới.

Đặc biệt, tọa đàm đưa ra giải pháp nhằm tháo gỡ các điểm nghẽn, nút thắt của vùng; đề xuất cơ chế, chính sách nhằm khai thông, bổ sung nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội tiểu vùng Nam Trung bộ nói riêng, vùng Bắc Trung bộ, duyên hải Trung bộ nói chung.

Kinh tế vĩ mô - Liên kết vùng Nam Trung Bộ còn thiếu vai trò “nhạc trưởng” dẫn dắt

Ông Trần Tuấn Anh, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương phát biểu tại tọa đàm.

Đánh giá về tình hình phát triển của tiểu vùng Nam Trung Bộ, ông Trần Tuấn Anh khẳng định bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp được nêu trong Nghị quyết 39-NQ/TW và Kết luận số 25- KL/TW; cấp ủy, chính quyền các địa phương trong tiểu vùng Nam Trung Bộ đã vận dụng sáng tạo trong chỉ đạo, điều hành. Tuy nhiên kinh tế - xã hội của một số địa phương trong tiểu vùng vẫn còn những khó khăn.

Theo đó, hiện có 3/4 địa phương trong tiểu vùng còn chưa tự cân đối được ngân sách; quy mô nền kinh tế tiểu vùng còn nhỏ và dễ bị tổn thương; chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, chưa có sự đột phá; tỷ trọng nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản vẫn còn khá lớn. Môi trường đầu tư kinh doanh cải thiện chậm; nguồn vốn đầu tư mới đáp ứng một phần yêu cầu phát triển…

“Việc liên kết vùng còn lỏng lẻo, lúng túng, bị động; thiếu vai trò “nhạc trưởng” định hướng, dẫn dắt của Nhà nước, lợi thế quy mô nhiều ngành, lĩnh vực chưa được khai thác, phát huy”, ông Trần Tuấn Anh nêu.

Chính vì vậy, Ông Trần Tuấn Anh đề nghị để tọa đàm có chất lượng, đảm bảo thời gian, các địa phương và chuyên gia, nhà khoa học tập trung tranh luận năm vấn đề.

Thứ nhất, làm rõ được tiềm năng, lợi thế của từng địa phương trong tiểu vùng và cả vùng Bắc Trung bộ, duyên hải Trung bộ; đề xuất được định hướng lớn về vai trò, chức năng, nhiệm vụ chính của từng địa phương trong tiểu vùng Nam Trung bộ.

Thứ hai, làm sâu sắc kết quả, thuận lợi và khó khăn trong thực tiễn liên kết phát triển kinh tế tiểu vùng Nam Trung bộ thời gian qua.

Thứ ba, làm rõ hơn về xu hướng tất yếu và lợi ích của các địa phương khi tăng cường liên kết phát triển tiểu vùng. Đặc biệt trong bối cảnh nhiều xu thế kinh tế mới, nhiều thách thức mới xuất hiện như dịch bệnh COVID-19, chính sách về bảo hộ thương mại, biến đổi khí hậu...

Thứ tư, phân tích, đánh giá các kinh nghiệm, mô hình quốc tế về liên kết phát triển vùng để vận dụng sáng tạo, linh hoạt, phù hợp vào phát triển tiểu vùng Nam Trung bộ, vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ, đặc biệt là về thể chế, chính sách cũng như mô hình quản lý, bộ máy.

Thứ năm, tập trung làm rõ thuận lợi, khó khăn, các vấn đề đặt ra trong liên kết tiểu vùng về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, cảng biển, phát triển đô thị; liên kết khai thác hải sản xa bờ, phát triển nuôi trồng thủy sản công nghiệp; đầu tư xây dựng hệ thống các âu thuyền và cầu tàu; phát triển dịch vụ hỗ trợ nghề cá kết hợp với bảo vệ an ninh trên biển; phát triển các khu kinh tế biển gắn với phát triển công nghiệp biển và du lịch...

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đề nghị từ những tranh luận trên đề xuất Ban Chỉ đạo tham mưu các giải pháp về quy hoạch, tổ chức không gian tiểu vùng; giúp các Bộ ngành, địa phương tiếp tục thay đổi tư duy, nhận thức và hành động nhằm tăng cường liên kết vùng, tiểu vùng.

Cùng với đó, các địa phương, chuyên gia... cung cấp cho Ban Chỉ đạo những luận cứ khoa học, thực tiễn để tham mưu, đề xuất cơ chế, chính sách, nguồn lực đặc thù thúc đẩy liên kết tiểu vùng và liên kết vùng. Từ đó thúc đẩy liên kết tiểu vùng, nâng cao hiệu quả hoạt động của tiểu vùng, các khu công nghiệp, khu kinh tế biển, khu du lịch gắn với đô thị hóa và xây dựng các hành lang kinh tế, tăng cường liên kết nội vùng, đồng thời thúc đẩy hội nhập quốc tế.

Kinh tế vĩ mô - Liên kết vùng Nam Trung Bộ còn thiếu vai trò “nhạc trưởng” dẫn dắt (Hình 2).

Tiểu vùng Nam Trung Bộ gồm 4 tỉnh: Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.

Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ gồm 14 tỉnh thành, là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng của cả nước. Căn cứ vào điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội, Nghị quyết 39-NQ/TW và Quy hoạch của Chính phủ chia Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ thành 03 tiểu vùng gồm: (i) Tiểu vùng Nam Trung Bộ (Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận); (ii) tiểu vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định); (iii) tiểu vùng Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị).

Tiểu vùng Nam Trung Bộ (Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận) có diện tích khoảng 21.523,4 km2; dân số khoảng 3,95 triệu, mật độ dân số khoảng 186 người/km2. Tiểu vùng có ý nghĩa chiến lược về an ninh quốc phòng với quần đảo Trường Sa và thềm lục địa rộng lớn; có nhiều eo, cửa sông, vũng, vịnh thuận lợi cho phát triển kinh tế biển, du lịch, vận tải với kết cấu hạ tầng giao thông tương đối thuận lợi gồm 02 sân bay, một số cảng, đường sắt, đường bộ Bắc- Nam đi qua, gần Tp. Hồ Chí Minh và là của ngõ của Tây Nguyên ra biển Đông.

Tiểu vùng Nam Trung bộ có điều kiện phát triển các Khu Kinh tế biển như Vân Phong, Nam Phú Yên… gắn với phát triển công nghiệp cơ khí đóng tàu, sản xuất vật liệu xây dựng, khí cụ điện, công nghiệp chế biến nông sản, thủy hải sản, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, dệt, đường và các ngành công nghiệp nhẹ khác; phát triển khai thác hải sản xa bờ, nuôi trồng thủy sản, nuôi tôm sú; có điều kiện thuận lợi để xây dựng hệ thống các âu thuyền và cầu tàu ở các vùng cửa sông và đảo nhỏ ven bờ.

Đây còn là khu vực có thế mạnh về du lịch biển, du lịch sinh thái và du lịch văn hóa dân tộc gắn với phát triển các đô thị ven biển như thành phố Tuy Hòa (Phú Yên), thành phố Nha Trang (Khánh Hòa), thành phố Phan Thiết (Bình Thuận)…

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.