Liên minh Nga-Thổ-Serbia "phả hơi nóng": Châu Âu khó ngồi yên trên lửa?

Liên minh Nga-Thổ-Serbia "phả hơi nóng": Châu Âu khó ngồi yên trên lửa?

Trương Mạnh Kiên

Trương Mạnh Kiên

Thứ 4, 20/06/2018 14:23

Trong khi Thổ Nhĩ Kỳ muốn làm sống lại thời hoàng kim của Đế chế Ottoman trên vùng Balkan, Tổng thống Putin lại muốn cắt giảm lợi ích của châu Âu ở bất cứ nơi nào ông có thể.

Liên minh Nga-Thổ-Serbia 'phả hơi nóng': Châu Âu khó ngồi yên trên lửa?

Nga nhận được sự ủng hộ rất lớn của người dân Serbia.

Trong khi Liên minh châu Âu (EU) đang tìm cách tăng cường thêm ảnh hưởng của mình ở khu vực Balkan, thì cặp bài trùng Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã có những bước tiến gây dựng quan hệ mạnh mẽ hơn ở ngay chính vùng đất này, cây bút Arbana Xharra của tờ The Globalist nhận  định.

Lợi ích của EU ở vùng sân sau phía Nam đang trở thành rủi ro tiềm tàng trước tầm ảnh hưởng ngày càng lớn của Moscow ở Balkan.

Mặc dù đồng minh châu Âu gần gũi nhất của Nga là Serbia, nhưng đây không phải là quốc gia duy nhất có tầm quan trọng lâu đời ở vùng đất này. Thay vào đó, Thổ Nhĩ Kỳ cũng được đánh giá là một quốc gia đáng lo ngại khác đối với châu Âu – quốc gia được sự hỗ trợ rất lớn từ giới chức chính trị khắp vùng Balkan.

Giống như Nga, Thổ Nhĩ Kỳ đang đầu tư vào các dự án mang tầm quốc gia, mang những tính toán chiến lược để có tác động kinh tế và chính trị lớn nhất.

Để chứng minh cam kết của mình với Serbia, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyib Erdogan gần đây đã tuyên bố, mục tiêu đầu tư Thổ Nhĩ Kỳ tại Serbia năm 2018 là 2 tỷ USD và sẽ tăng lên 5 tỷ USD trong dài hạn. Đây là những con số ấn tượng, đặc biệt nếu đặt trong bối cảnh sự suy yếu gần đây của nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ.

Hồi sinh Đế chế Ottoman

Bình luận viên Arbana Xharra cho rằng, nếu gác lại các mục đích về kinh tế sang một bên, người ta có thể thấy Tổng thống Erdogan không ngần ngại chứng minh vị thế của mình trước các cường quốc phương Tây, nhấn mạnh rằng Ankara sẽ trở nên mạnh mẽ và có ảnh hưởng như Đế quốc Ottoman ở bán đảo Balkan trong thời hoàng kim.

Trong quá khứ, người Balkan từng là một phần của Đế chế Ottoman và sau đó là nằm dưới sự bao bọc của Liên Xô. Cho đến ngày nay, Nga coi Serbia là đồng minh đáng tin cậy nhất ở châu Âu và đang đầu tư mạnh vào các dự án lớn, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng.

Trong khi Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đang cạnh tranh nhau để gây dựng ảnh hưởng ở Serbia, hai nước một mặt vẫn hợp tác để chống lại sự hiện diện của EU ở vùng Balkan.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã nhận ra điều đó và nói rằng ông không muốn "Balkan lại quay về với Thổ Nhĩ Kỳ hay Nga."

Tăng cường thương mại

Liên minh Nga-Thổ-Serbia 'phả hơi nóng': Châu Âu khó ngồi yên trên lửa? (Hình 2).

Thổ Nhĩ Kỳ tham vọng đưa ảnh hưởng trở lại vùng Balkan.

Liên minh châu Âu vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Serbia. Tuy nhiên, Serbia phụ thuộc nhiều vào Nga về thiết bị quân sự, một trong những khía cạnh chính, xác định quan hệ Nga-Serbia theo chiều hướng gắn bó.

Có khoảng 1.000 công ty ở Serbia thuộc sở hữu (một phần hoặc toàn bộ) bởi người Nga, với doanh thu ước tính 5 tỷ euro. Hầu hết người Serbia đều ủng hộ Nga và không hề ưa thích NATO. Họ vẫn chưa quên các cường quốc phương Tây đã tàn phá nặng nề đất nước mình vào năm 1999 trong cuộc chiến với Kosovo.

Nga rõ ràng hiểu những điều người dân Serbia muốn. Trong một chuyến thăm năm ngoái tới Belgrade, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin, khẳng định rằng "Serbia sẽ không bao giờ gia nhập EU".

Mặc dù vậy, Serbia đã xoay xở để mở cả hai hướng đi cho mình, hướng tầm mắt đồng thời sang cả Đông và Tây.

Trong khi công nhận sự độc lập đối với Kosovo vẫn là điều kiện then chốt của EU đối với việc công nhận Serbia là thành viên của liên minh, chuyên gia Elena Guskova, từ viện Nghiên cứu Balkan tại Học viện Nga ở Moscow, cho rằng hợp tác với quân đội Nga là “một sự đảm bảo an toàn” đối với nhiều người Serbia.

Tương tự như vậy, Tổng thống Putin luôn cẩn trọng với sự “Đông tiến” của liên minh quân sự phương Tây và cố gắng cắt giảm lợi ích của châu Âu ở bất cứ nơi nào ông có thể, thì Tổng thống Erdogan - giống như giới lãnh đạo Serbia – cũng muốn vẽ ra hai đường đi cho mình.

Ông muốn duy trì vai trò thành viên của Thổ Nhĩ Kỳ trong NATO và có lẽ vẫn muốn tham gia EU. Đồng thời, ông Erdogan đang tích cực cho những kế hoạch làm suy yếu lợi ích chiến lược của EU và NATO ở vùng Balkan bằng cách tăng cường “tầm phủ sóng” tại Serbia.

Sự lựa chọn của Serbia

Theo tờ The Globalist, hiện tại là lúc Serbia phải cân nhắc cẩn thận lựa chọn của mình. Nếu nghiêm túc về việc muốn trở thành một thành viên của EU, quốc gia này phải thực hiện các cải cách kinh tế và chính trị xã hội cần thiết. Ngược lại, Serbia chắc chắn sẽ không có cơ hội gia nhập EU nếu họ muốn duy trì một liên minh mở với Ankara hoặc Moscow.

Serbia đang đứng trước hai ngả đường lựa chọn. Một là cơ hội phát triển bền vững, tự do và tăng trưởng kinh tế dựa trên mối quan hệ chặt chẽ với EU, nhưng sẽ bị phụ thuộc vào tiếng nói chung của châu Âu. Hai là có sự bảo đảm về cả kinh tế, quân sự, trong khi hoàn toàn có được tiếng nói độc lập trong vấn đề Kosovo, nếu ngả về Thổ Nhĩ Kỳ và Nga.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.